V. Ðức Maria, Dấu Chỉ Lòng Cậy Trông Vững Vàng Và Niềm An Ủi Cho Dân Chúa Ðang Lữ Hành 90*
4 Xem Phaolô VI, Diễn văn trong Công Ðồng, ngày 12-196 3: AAS 56 (196), trg 37.
(Trở lại đầu trang)
71* Số 54.
Công Ðồng giải thích vắn tắt về vai trò Ðức Maria trong mầu nhiệm cứu rỗi và về các bổn phận của tín hữu đối với Mẹ. Công Ðồng tự giới hạn trong viễn tượng này chứ không nhằm trình bày đầy đủ giáo lý về Ðức Maria, cũng không nhằm giải quyết các vấn đề mà các nhà thần học tranh luận. (Trở lại đầu trang)
Bố cục phần này rất rõ ràng, vì dựa theo các dữ kiện lịch sử mạc khải về Mẹ Thiên Chúa trong Thánh Kinh, bắt đầu từ Cựu Ước tới thời kỳ Giáo Hội, qua sự kiện truyền tin, tới cuộc đời thơ ấu và công khai của Chúa Giêsu. Cứ như bản phúc trình chính thức đã nói, đây là phần chính yếu nhất trong Chương VIII. (Trở lại đầu trang)
73* Số 55: Trong Cựu Ước.
Thứ tự của số này theo sát lịch sử cứu rỗi như thấy trong Cựu Ước, để chúng ta thấy rằng người phụ nữ làm Mẹ Chúa Kitô trong Phúc Âm cũng là Mẹ Thiên Chúa mà chúng ta nhận biết qua thần học và qua việc tôn kính nơi các dân Kitô giáo. Như thế là Công Ðồng cho biết sự tiến triển của mạc khải về Ðức Maria và không ngần ngại chấp thuận phương pháp lịch sử cứu rỗi, một phương pháp mà một số người chuyên về Thánh Mẫu học không mấy tin tưởng. Không muốn gây ra cuộc bút chiến, nên Công Ðồng chỉ nhằm trình bày một "bản tiểu sử" về người Phụ Nữ, dựa trên toàn thể chứng từ được linh ứng của Mạc Khải trọn vẹn và trên chứng từ của đời sống Giáo Hội. (Trở lại đầu trang)