Bệnh nhược cơ( không có tiêu chuẩn rõ ràng)

Một phần của tài liệu Tổng hợp thang điểm và tiêu chuẩn sử dụng trong thực hành lâm sàng y khoa (Trang 34 - 37)

1.Triệu chứng

Bệnh nhân có biểu hiện sụp mi, nhìn song thị, khó nhai và khó nuốt, khó thở, yếu chi, hoặc phối hợp các triệu chứng này, bệnh nhân có thể bị yếu cơ một nhóm cơ, đặc biệt các cơ vận nhãn, hay yếu cơ toàn thân. Những triệu chứng yếu cơ thường thay đổi về cường độ trong ngày và sự biến đổi này có xu hướng tái phát nhưng sẽ thuyên giảm trong vài tuần. Các rối loạn của bệnh diễn biến chậm và có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi.

Hầu hết bệnh nhân có yếu cơ vận nhãn dẫn đến liệt mắt và sụp mi nhưng các triệu chứng này thường không đối xứng, phản xạ đồng tử bình thường. Các cơ chi phối bởi hành tủy và cơ tứ chi thường yếu với những kiểu rối loạn khác nhau. Hoạt động chống đỡ của các cơ bị tổn thương càng làm yếu cơ nặng hơn nhưng các triệu

35

chứng lại thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân vẫn có cảm giác bình thường và các phản xạ không thay đổi.[3]

Nhược cơ gồm 2 thể chính:

Nhược cơ thông thường: Thường gặp ở phụ nữ, ở trẻ em quãng 10 tuổi và lứa tuổi 20-40. Biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (một hoặc hai bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân...

 Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơn mỏi cơ (nhất là cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc. Bệnh nhược cơ tiến triển qua các giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt.

 Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng.

 Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng.

 Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.

Khoảng 10% bệnh nhân có phối hợp với một số bệnh tự miễn khác như cường giáp trạng, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng... Phần lớn người bệnh nhược cơ có tuyến ức bất thường như quá sản, loạn sản, u... nên để điều trị, người ta phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh bằng biên pháp cho bệnh nhân tự chớp, mở mắt 15 lần

Bệnh nhược cơ tiến triển kéo dài và thất thường, không theo một quy tắc nào. Để chẩn đoán xác định bệnh nhược cơ, bệnh nhân phải đến các bệnh viện để được làm các nghiệm pháp và xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm miễn dịch, phản ứng điện - điện cơ, X-quang tuyến ức, sinh thiết cơ vân...

Có thể xác định bệnh nhược cơ bằng nghiệm pháp zoly dương tính với biện pháp đơn giản là cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn nếu bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống hoặc dùng prostigmin dương tính bằng cách tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút, người bệnh nhược cơ sẽ có thể mở to mắt trở lại và không mỏi mệt nữa.

36

CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA VÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Người biên soạn: Võ Thị Minh Nhật

 Đau dây Tk tọa: 80% do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

A. Tiêu chuẩn chẩn đoán Saporta (1980):

1/Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.

2/Đau thắt lưng lan theo đường đi của rễ dây thần kinh hông to, đau có tính chất cơ học.

3/Lệch vẹo cột sống thắt lưng.

4/Có dấu hiệu gập góc cột sống thắt lưng. 5/Dấu hiệu “bấm chuông” dương tính. 6/Nghiệm pháp Lasègue dương tính.

Khi có 4 trên 6 tiêu chuẩn thì chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

B. Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm (theo Arseni K, 1973):

-Giai đoạn I: lồi đĩa đệm gây đau thắt lưng cục bộ.

-Giai đoạn II: kích thích rễ, hội chứng thắt lưng hông dương tính. -Giai đoạn III: chèn ép rễ.

-Giai đoạn IIIa: mất một phần dẫn truyền thần kinh. -Giai đoạn IIIb: mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh.

37

Một phần của tài liệu Tổng hợp thang điểm và tiêu chuẩn sử dụng trong thực hành lâm sàng y khoa (Trang 34 - 37)