Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2018-2019

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông số 98, moshav paran, arava, israel của ông arale (Trang 36)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.6.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2018-2019

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh việc đánh giá hiệu quả kinh tế là rất quan trọng, qua đó ta sẽ biết được việc kinh doanh sản xuất đang phát

triển như thế nào với các chi tiêu kinh tế, chi phí và lợi nhuận như thế nào. Ta sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1ha như sau:

Bảng 2.5. Hiệu quả sản xuất ớt trên 1 ha của nông trại năm 2018- 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1 Giá trị sản xuất (GO) đ 4.608.000.000

2 Tổng chi phí (TC) đ 1.209.175.000

3 Chi phí trung gian (IC). đ 1.081.097.143

4 Khấu hao đ 150.248.571

5 Giá trị gia tăng(VA) đ 3.526.902.857

6 Lợi nhuận (Pr) đ 3.398.825.000

7 GO/IC Lần 4,3

8 VA/IC Lần 3,4

9 VA/GO Lần 0,8

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả về mặt kinh tế của nông trại trong năm 2017 – 2018 như sau:

Giá trị sản xuất (GO) trên 1 ha 4.608.000 đồng.( Tổng GO cả 7 ha 32.256.000.000 đồng).

Tổng chi phí (TC) của 1 ha là 1.209.175.000 đồng. Giá trịgia tăng (VA) là 3.526.902.857 đồng.

Lợi nhuận 1ha của nông trại năm 2018-2019 thu được là 3.398.825.000 đồng (tổng lợi nhuận của cả 7 ha là 23.791.775.000 đồng).

Đây thực sự là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các chủ trang trại nông nghiệp ở Paran nói riêng và các vùng trồng ớt chuông khác của Israel nói chung.

Với mức thu nhập 1 năm về sản xuất nông nghiệp là 23.791.775.000 đồng, đây thực sự là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh đáng đểđầu tư.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha :

GO/IC = 4,3 lần, VA/IC = 3,4 lần và VA/GO = 0,8 lần.

- Hiệu quả về xã hội: Sự phát triển của các nông trại nông nghiệp tại đây không chỉ đem lại việc làm cho người dân ở đây mà còn giúp tạo ra việc làm cho các quốc gia khác xuất khẩu lao động sang.

Phần 3

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIÊP

Tên ý tưởng: Xây dựng mô hình trồng chuối kết hợp nuôi gà, vịt và cá 3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng

Cung cấp cho thịtrường các sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng.

a. Mục đích của ý tưởng.

Với mục đích trồng chuối sẽ bổ sung một lượng thức ăn đáng kể cho gà, vịt và cá. Tạo ra những mắt xích quan trọng kết nối với nhau trong mô hình.

Tạo dựng một cơ sở sản xuất các sản phẩm sạch hữu cơ đáp ứng nhu cầu của thị trường theo quy trình khép kín nhằm tạo thu nhập, việc làm cho bản thân, gia đình và một sốlao động tại địa phương.

Việc chăn nuôi kết hợp sẽ đa dạng hóa được nguồn thu nhập và tránh những rủi ro do thời tiết khắc nghiệt ở miền bắc.

b. Điểm khác biệt của ý tưởng.

- Việc chăn nuôi gà đồi kết hợp với trồng chuối, đào ao nuôi thêm cá tạo nên một mô hình khép kín. Theo mô hình này các mảng khác nhau luôn hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và phát triển.

- Gà và vịt chủ yếu là nuôi theo hướng cung cấp giống , do vậy, trang trại sẽ tự chế biến thức ăn chăn nuôi gà, vịt từ thân chuối và các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, thóc, rau, đậu,.. không sử dụng cám công nghiệp, không sử dụng bất kì loại hoocmon tăng trọng hay biến đổi gen nào. Từ đó tạo được lòng tin đối với khách hàng.

3.2. Khách hàng

a. Những sản phẩm cung cấp cho khách hàng:

+ Gà con giống,vịt giống.

+ Trứng gà, vịt và gà thịt, vịt thịt. + Quả chuối.

+ Cá chép, cá trắm cỏ, có rô phi....

b. Khách hàng mục tiêu:

- Các hộ, trang trại tại địa phương có nhu cầu về giống gà, vịt con.

- Các nhà hàng, quán ăn và siêu thị có nhu cầu gà thịt chất lượng, trứng gà, vịt.

- Chuối được trồng chủ yếu để xuất khẩu sang Trung Quốc vì gần cửa khẩu Ma Lù Thàng ở huyện Phong Thổ.

- Các khách hàng tại địa phương quanh trang trại có nhu cầu về gà thịt, vịt thịt và cá thịt.

c. Kênh phân phối:

Cần đa dạng hóa trong phân phối các sản phẩm để hạn chế các rủi ro đem lại cho chăn nuôi, các kênh phân phối cung cấp sản phẩm của nông trại như sau:

Kênh phân phối 1: Theo đó các thương lái trực tiếp đến nông trại thu mua và thanh toán ngay tại nông trại, sau đó thương lái sẽ đi bán cho các khách hàng khác. Đây là kênh phân phối chính của nông trại, vì kênh phân phối này sẽ bán được sản phẩm với số lượng lớn giúp xoay vòng vốn của nông trại nhanh.

Kênh phân phối 2: Đi tìm các hợp đồng cung cấp các sản phẩm cho các hệ thống siêu thị, nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và ngoài tỉnh. Kênh phân phối này lại sẽđem lại mức giá cao và ổn định bởi sự an toàn trong sản phẩm.

Kênh tiêu thụ 3: Bán trực tiếp sản phẩm cho các cá nhân, các hộgia đình tại địa phương.

d. Quan hệ khách hàng:

Các phương tiện quảng cáo sản phẩm:

+ Giới thiệu về nông trại thông qua biển hiệu, tờ rơi: Cách quảng cáo này có ưu điểm là dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí.

trang website riêng,… để giới thiệu chi tiết về từng sản phẩm của nông trại. Cách này có ưu điểm là cung cấp thông tin đầy đủ về từng sản phẩm, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi khác nhau và phạm vi ảnh hưởng rộng.

+ Quảng cáo dựa trên mối quan hệ cá nhân, trên bao gói của sản phẩm. Chăm sóc khách hàng:

+ Phân loại khách hàng để có những chính sách ưu đãi phù hợp nhất: Đối với những khách hàng mua nhiều lần với số lượng lớn (các thương lái) ta có thể tri ân bằng cách giảm giá, tặng thêm sản phẩm. Đối với khách hàng gần ta sẽ tiến hành giao hàng tận nhà giúp cho khách hàng thấy được sự thuận tiện khi muốn sử dụng các sản phẩm của nông trại. Với các hộ chăn nuôi mua giống gà, giống vịt tại nông trại sẽ tiến hành hỗ trợ các kĩ thuật.

3.3. Hoạt động chính

a. Nguồn lực:

Những nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm:

+ Vịtrí địa lý, tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nguồn nước..

+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật: điện, chuồng trại, máy móc phục vụcho chăn nuôi, chế biến sản phẩm.

+ Nguồn nhân lực. + Vốn đầu tư cho dự án.

+ Thuốc các loại như: thuốc sát trùng chuồng trại,.. + Nguồn thức ăn hữu cơ: ngô, thóc, rau..

Những nguồn lực hiện có:

+ Có vị trí địa lý thuật lợi cho mua bán các sản phẩm do gần khu trung tâm và trục đường chính.

+ Có đất để xây dựng chuồng trại.

+ Điện, nước luôn được cung cấp ổn định. + Có lao động.

+ Chính sách hỗ trợ, ưu tiên về sản xuất hữu cơ của chính quyền địa phương. + Vận dụng các kiến thức được học trong nhà trường vào phát triển, xây dựng nông trại chăn nuôi gà kết hợp.

Những nguồn lực còn thiếu và cách huy động, khắc phục:

+ Thiếu vốn đầu tư trong việc xây dựng nông trại, cửa hàng phân phối, mua sắm những máy móc cần thiết cho chăn nuôi và chế biến. Ta có thể khắc phục bằng cách là vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nông thôn hoặc có thểđi vay bạn bè, người thân.

+ Kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, trồng chuối chưa sâu rộng: cần trau dồi những kiến thức cần thiết cho chăm sóc, phòng bệnh trong chăn nuôi; nghiên cứu sâu trong việc cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho gà, vịt.

Trước khi tiến hành chăn nuôi cần đi làm việc, tham quan những nông trại đã đạt được kết quả tốt để bổ sung kiến thức.

+ Tìm hiểu kiến thức, nhu cầu của thị trường để đưa ra các phương án kinh doanh thích hợp.

b. Hoạt động chính:

Xây dựng khu nông trại 1,5 ha.

Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích nuôi trồng. STT Khu vực Diện tích (m2) 1 Trồng chuối 12.000 2 Chuồng gà 1.600 3 Ao cá 200 4 Chuống vịt 1.200 Xây dựng nông trại:

+ Tìm khu vực hợp lý xây dựng chuồng gà và sân cho gà ăn (nền chuồng láng bằng xi măng): xây dựng 1 chuồng nuôi và 1 chuồng để úm gà cũng như sử dụng làm khu vực cách li đối với những con gà bị bệnh.

máng uống sao cho hợp lý và dễ dàng vệsinh trong quá trình chăm sóc.

+ Tiến hành xây tường bao rộng và quây thêm lưới xung quanh sân chơi của gà và vịt để gà ,vịt không chạy ra ngoài dẫn tới bị thất thoát cũng như hạn chế các dịch bệnh từ bên ngoài.

+ Lắp đặt hệ thống sưởi ấm; hệ thống máng ăn uống, các sàn đậu và khu chạy nhảy cho gà. Khu của vịt sẽ thông với ao thả cá.

+ Phát quang xung quanh núi để tiến hành trồng chuối.

+ Tiến hành đào ao thả cá với diện tích là 200m2 và sâu khoảng 1,3m gần ngay chuồng vịt.

Nguồn thức ăn, nước uống cho gà, vịt và cá:

+ Xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp thức ăn hữu cơ cho chăn nuôi như: ngô; thóc; đậu; các loại cỏ voi, cỏ dược liệu; chuối...Tất cả sẽ được nghiền nhỏ, trộn với nhau và dùng men vi sinh để lên men (men vi sinh giúp gà hấp thụ và tiêu hóa tốt thức ăn).

+ Gà được thả trong trên bãi vườn chuối nên thức ăn thêm cho gà có thể là cỏvườn, các loại côn trùng trong đất.

+ Xây dựng hệ thống uống nước tự động cho gà, vịt (nguồn nước uống cho gà, vịt phải qua xửlý), đảm bảo vệ sinh.

Nguồn nước, phân bón cho chuối:

+ Nguồn nước chủ yếu tận dụng nguồn nước mưa.

+ Phân bón hầu như không phải dung đến nhiều vì đất khá màu mỡ và thỉnh thoảng bón một ít phân hữu cơ.

Giống của nông trại:

+ Giống gà, vịt: Năm đầu tiên ta sẽ tiến hành nhập giống từ bên ngoài. Đến khi gà, vịt đã cho trứng sẽ tiến hành ấp trứng bằng máy ấp để có thể tự chủ về giống cho nông trại hoặc cung cấp cho các hộ dân khác có nhu cầu.

+ Giống chuối: Nhập giống từ cơ quan, công ty chất lượng giống tốt về tựươm lấy giống trồng cho nông trại và sản xuất giống để bán.

- Lập trang website, facebook để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm.

c. Đối tác:

Hợp tác với các hệ thống siêu thị; các cửa hàng thực phẩm an toàn trong các khu đô thị; các quán ăn, nhà hàng và các nhà buôn để giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của nông trại khi chăn nuôi đã ổn định và tăng về số lượng đàn.

Hợp tác với bác sĩ thú y để giải quyết dịch bệnh.

Hợp tác với các hộ dân khác để mở rộng vùng nguyên liệu khi mở rộng quy mô chăn nuôi.

Tìm kiếm và hợp tác với các công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm hữu cơ.

3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận

a. Giai đoạn 1( năm thứ nhất): trồng chuối

- Với mục đích nuôi trồng kết hợp, thì cây chuối phải được trồng trước tiên vì sau khi cây lớn ta sẽ có nguồn thức ăn bổ sung cho gà, vịt và cả cá. Vì là nuôi gà, vịt đẻ nên không cần chú trọng nhiều đến trọng lượng của gà, vịt nên chỉ thức ăn duy trì. Đây là một nguồn bổ sung thức ăn cực kì lớn cho mô hình.

- Mật độ trồng: Cứ 3m một cây, như vậy ta trồng được 1300 cây/1ha.+Chi phí cho trồng chuối như sau:

Tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có tại gia đình.

Bảng 3.2: Chi phí trồng chuối

TT Khoản chi phí ĐVT lượSống Đơn giá Trung bình năm(đồng)

1 Giống chuối Tây cây 300 30.000 9.000.000 2 Giống chuối tiêu hồng cây 1000 25.000 25.000.000

3 Phân bón kg 500 20.000 10.000.000 4 Dao, kéo Bộ 5 100.000 500.000 5 Thuốc bảo vệ thực vật Lọ 10 98.000 980.000 6 Chi phí khác 5.000.000 Tổng 45.480.000 (Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)

+ Doanh thu từ trồng chuối.

Bảng 3.3: Doanh thu từ trồng chuối. STT Các khoản thu ĐVT Số lượng Khối lượng trung bình (kg/cây) Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) 1 Quả chuối kg 1300 35 4.000 182.000.000 Tổng 182.000.000 (Nguồn: Số liệu tham khảo 2019) Như vậy từ chi phí và doanh thu trên ta tính được lợi nhuận từ trồng chuối là 136.520.000 (đ). Việc trồng chuối là khá hiệu quả vì chi phí thấp chỉ khoảng 45.480.000 (đ) mà cho doanh thu lên đến 182.000.000 (đ).

b. Giai đoạn 2: Nuôi gà

Bước đầu hạn chế về vốn và kỹ thuật, nông trại tập chung vào nuôi số lượng gà là 2.600 con. Số lượng này có thể tăng dần qua các năm. Chi phí giống năm đầu tiên:

Bảng 3.4. Chi phí giống chăn nuôi ban đầu: STT Loại giống ĐVT Sốlượng Đơn giá

(đ) Thành tiền(đ)

1 Gà thịt Con 600 18.000 10.800.000

2 Gà đẻ Con 2000 20.000 40.000.000

Tổng 50.800.000.

(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019).

Tổng chi phí giống năm đầu tiên là 50.800.000 đồng. Chi phí hàng năm của nông trại:

Bảng 3.5.Chi phí hàng năm cho chăn nuôi.

TT Khoản chi phí ĐVT lượSống Đơn giá Trung bình năm (đ)

1 Chi phí thức ăn tinh Kg 3.500 7.000 24.500.000

2 Chi phí thức ăn xanh Kg 8.000 2.000 16.000.000

3 Máy ấp trứng cái 2 6.090.000 12.180.000

4 Điện nước Kw.h 1.000 3.000 36.000.000

5 Khấu hao tài sản cốđịnh (xây dựng) 7.500.000

6 Khấu hao máy móc, thiết bị. 3.410.000

7 Chi phí thuốc thú ý: thuốc sát trùng. 1.000.000 12.000.000

8 Chi phí khác 15.000.000

Tổng 126.590.000

(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019).

Do gia đình có đủ nguồn lao động nên trong năm đầu tiên chưa có chi phí lao động trong bảng chi phí hàng năm ở trên bảng này.

Tổng chi phí hàng năm của chăn nuôi là 126.590.000 đồng. Bên cạnh đó để giảm được chi phí chăn nuôi ta có thể tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp của gia đình.

Doanh thu năm đầu tiên của nông trại chủ yếu là từchăn nuôi:

Bảng 3.6. Doanh thu của nông trại STT Các khoản

thu ĐVT lượSống Khtrung bình ối lượng (con/kg) Đơn giá (đ) Thành tiền(đ) 2 Gà thịt Con 1.200 1,6 140.000 268.800.000 3 Gà giống Con 15.000 18.000 270.000.000 4 Trứng Quả 3.000 4000 12.000.000 Tổng 550.800.000 (Nguồn: Số liệu tham khảo 2019).

Tổng doanh thu của trang trại là 550.800.000 đồng.

Lợi nhuận: Trong năm đầu tiên lợi nhuận của nông trại là 373.410.000 đồng. (tổng doanh thu – tổng chi phí hàng năm – tổng chi phí giống).

c. Giai đoạn 3 :Nuôi cá. + Chi phí nuôi cá như sau:

Bảng 3.7: Chi phí nuôi cá.

STT Các khoản chi ĐVT Sốlượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)

1 Giống cá kg 10 1.000.000 10.000.000

2 Thức ăn kg 500 10.000 5.000.000

3 Chi phí khác 3.000.000

Tổng 18.000.000

(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)

Chi phí nuôi cá là 18.000.000 (đ), rất ít khoản chi trong nuôi cá vì đây chỉ là mảng phụ góp phần bổ trợ cho các mảng khác.

+ Doanh thu từ nuôi cá

Bảng 3.8: Doanh thu từ nuôi cá. STT Các khoản thu ĐVT Số

lượng

Khối lượng

TB(kg/con) Đơn giá Thành tiền

1 Cá thịt con 1000 1.4 40.000 56.000.000

Tổng 56.000.000

(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)

Ta có lợi nhuận từ nuôi cá là 38.000.000 (đồng). Là mảng có doanh thu thấp nhất nhưng lại rất quan trọng trong cả mô hình vì nó cung cấp nước và chỗ tắm cho vịt.

d. Giai đoạn 4: Nuôi vịt.

Bảng 3.9: Chi phí nuôi vịt.

STT Các khoản chi ĐVT Sốlượng Đơn giá Thành tiền

1 Giống vịt con 2000 23.000 46.000.000 2 Máy ấp trứng cái 1 10.000.000 10.000.000 3 Thức ăn kg 500 16.000 8.000.000 4 Thuốc thú y 2.500.000 5 Điện 4.000.000 6 Chi phí chuồng trại 7.000.000 Tổng 77.500.000 (Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)

+ Doanh thu từ nuôi vịt.

Bảng 3.10: Doanh thu từ nuôi vịt. STT Các khoản thu ĐVT Số lượng Khối lượng TB (kg/con) Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) 1 Vịt thịt Con 700 1.6 60.000 67.200.000 2 Trứng vịt Quả 2.000 2.500 5.000.000 3 Vịt con giống Con 6.000 23.000 138.000.000 Tổng 210.000.000 (Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)

Như vậy lợi nhuận từ nuôi vịt là 132.700.000(đ). Với chi phí là 77.500.000 (đ) thì việc nuôi vịt có doanh thu lên đến 210.000.000 (đ).

Tổng lợi nhuận của toàn bộ mô hình là:680.630.000 (đ). 3.5. Phân tích thể mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

Khi mới bước vào chăn nuôi ta cần xác định rõ những điểm mạnh, cơ hội

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông số 98, moshav paran, arava, israel của ông arale (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)