0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Hoạt động marketing Doanh số

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LẬP MA TRẬN IFE, EFE, SWOT (Trang 29 -37 )

Chương 3: Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 3.1Những nghiên cứu và phát triển

3.3 Hoạt động marketing Doanh số

Doanh số

Theo đó, trong năm 2015, công ty đạt doanh thu thuần 3.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2014, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 295 tỷ đồng, bằng 74% so với năm trước.

Thị Phần

Với 41% thị phần, Vinacafé Biên Hòa hiện là nhà sản xuất cà phê hòa tan số một Việt Nam, theo khảo sát vừa được Nielsen công bố.

Sản phẩm Cafe rang xay

Chiến lược :

- Là sản phẩm được công ty chú trọng đầu tư ,nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu. Vinacafe không chỉ nổi tiếng với thương hiệu cà phê hòa tan mà còn nổi tiếng với cả cà phê rang xay.Trước mắt doanh thu của sản phẩm chỉ chiếm khoảng 0.6% doanh thu nhưng trong tương lai sẽ là 10 đến 12 %

- Tập trung đầu tư dựa vào thương hiệu sẵn có Thương hiệu Vinacafe Biên Hoà trên thị trường đã trở nên quen thuộc và tin cậy với người tiêu dùng. Dựa

vào danh tiếng công ty để tung sản phẩm tăng sức cạnh tranh với sản phẩm đối thủ. Đối thủ nặng kí nhất trong thị trường này là Trung Nguyên.

- Đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng : Là loại cà phê mang hương vị đậm đà của vùng miền Việt Nam

- Luôn lấy tiêu chuẩn là hàng đầu.Sản xuất sản phẩm luôn quan tâm vấn vệ sinh an toàn thực phẩm.Nguyên liệu sản xuất cà phê đảm bảo an toàn không độc hại không pha tạp chất.

- Luôn nghe ngóng tin tức thông tin công ty đối thủ để tung sản phẩm kịp thời đúng lúc đúng chỗ.

- Xúc tiến quảng cáo sản phẩm: quảng cáo sản phẩm mới trên các kênh truyền hình, báo chí, website,… gắn truyền thống người việt nam trong từng chương trình quảng cáo và tạo dựng hình ảnh công ty gắn với các hoạt động xã hội.

- Bao bì sản phẩm bảo quản tốt,bắt mắt người mua ,dễ tìm dễ thấy

- Về mua hàng : công ty có thể có những phần quà tặng tri ân khách nếu mua với số lượng lớn hay khách hàng quen thuộc

Sản phẩm cà phê hòa tan

Chiến lược :

Sản phẩm cà phê hoà tan mang thương hiệu của Vinacafe Biên Hòa không còn là sản phẩm xa lạ đối với người tiêu dùng. Đó là một lợi thế của sản phẩm trên thị trường

Nhận định về các yếu tố quyết định đến yếu tố mua sản phẩm của khách hàng để xác định chiến lược cho sản phẩm để tăng hiệu quả bán hàng. Những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp

- Cà phê hòa tan Vinacafe Biên Hòa là một sản phẩm chất lượng đã được chứng minh có thương hiệu hơn 30 năm. Đó là một lợi thế của công ty ,nhưng muốn giữ vững được vị thế của mình ,công ty luôn luôn cải tiến chất lượng sản phẩm,phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

- Đa dạng hóa sản phẩm,đưa ra sản phẩm mang tính mới lạ, đột phá Đồng thời giữ được hương vị truyền thống của sản phẩm.

- Gía cả là một nhân tố quan trọng quyết định đến sức mua. Đối với sản phẩm cà phê hòa tan của công ty ,giá cả tương đối rẻ hơn so vói sản phẩm tương tự cùng loại của đối thủ.

- Chiến lược phân phối : Xây dựng hệ thống phân phối 14000 cửa hàng - Quảng cáo : Xúc tiến quảng cáo sản phẩm: quảng cáo sản phẩm mới trên các kênh truyền hình, báo chí, website,… gắn truyền thống người việt nam trong

từng chương trình quảng cáo và tạo dựng hình ảnh công ty gắn với các hoạt động xã hội.

- Thực hiện các hoạt động xã hội như đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội, hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế, văn hóa – nghệ thuật, thể thao,…

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng : Cũng tương tự như sản phẩm cà phê rang xay hay bất kì các sản phẩm khác như bột ngũ cốc…. thì dịch vụ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ của sản phẩm.

- Mở cửa hàng cho dùng thử sản phẩm.

3.4 Dịch vụ

ĐIỂM MẠNH

Kỹ năng của nhân viên

Tổ chức các khóa đào tạo và các buổi thảo luận chuyên môn để cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng của nhân viên tạo cho nhân viên sự chuyên nghiệp, linh hoạt, thể hiện sự tôn trọng khách hàng, quan tâm tới nhu cầu của họ. Chương trình đào tạo đồng bộ đối với nhân viên trên tất cả quán café đối chứng ở khắp cả nước.

Tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng.

Thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu đó bằng sự

tôn trọng thật sự

Một trong các giá trị cốt lõi của Vinacafe là phát triển dịch vụ khách hàng tốt : Để xây dựng được 1 thương hiệu được lòng tin cậy của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi hoạt động

Cũng trong định hướng ấy, Công ty đã dốc tâm tạo cho mình 1 sản phẩm tốt, nhất quán về chất lượng cũng như trong cách phục vụ và thể hiện. Áp dụng tiêu chí “ Café thiên nhiên” để làm hài lòng nhu cầu của khách hàng về café sạch

Chính sách bán hàng

Chính sách bán hàng của Vinacafé BH ổn định hơn các đối thủ cạnh tranh. Nó được xây dựng dựa trên thế mạnh của hệ thống phân phối lâu đời.

Công ty có chính sách bán hàng khá mềm dẻo cho từng kênh phân phối, đảm bảo hàng hóa được phân phối sâu rộng nhưng không gây xung đột lớn giữa các kênh.

Công ty luôn tìm cách tăng năng suất lao động, tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm trong quá trình chế biến, giảm hư hao nguyện liệu, vật tư bao bì và chỉ áp dụng việc tăng giá bán nhằm đảm bảo lợi nhuận của các nhà đầu tư.

Dịch vụ truyền thông

Tổ chức các chương trình tri ân khách hàng tạo ra sự gắn bó thân thiết và lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Sử dụng công nghệ và Internet, tận dụng các kênh bán hàng để tiếp cận khách hàng, phục vụ cho như cầu mua hàng trên mạng, giao hàng tận nơi đang ngày càng phát triển.

Công ty cũng đã quan tâm đến các dịch vụ khác như xây dựng hệ thống phân phối đều khắp và sâu rộng, quảng bá sản phẩm và hình ảnh của công ty đến với người tiêu dùng. Công ty thường xuyên có các hoạt động phối hợp với Hội đồng đội Trung ương, TW đoàn TNCSHCM, các Nhà văn hoá Thanh niên và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Những hoạt động này không chỉ có ý nghĩa khuếch trương một thương hiệu mạnh mà còn góp phần với các tổ chức đoàn thể giáo dục và động viên thế hệ trẻ Việt Nam rèn luyện và phấn đấu trở thành những công dân tốt, có khả năng và nhiệt huyết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ĐIỂM YẾU

Các thông tin về ý kiến khách hàng thu thập về khó có tính khách quan, xuất hiện nhiều dấu hỏi về độ chính xác của thông tin. Nếu thông tin ko minh bạch sẽ ko giúp doanh nghiệp điều chỉnh mà có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh.

Sự bảo thủ của các nhà lãnh đạo thể hiện ở việc tự tin về hiểu biết đối với thị trường và nhu cầu của khách hàng gây nhiều hạn chế trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Sự linh hoạt trong việc xử lý nhu cầu của khách hàng có thể gây ra sự cẩu thả trong suy nghĩ của nhân viên. Dù linh hoạt nhưng vẫn phải tạo ra quy chuẩn chung trong chăm sóc khách hàng.

3.5 Quản trị

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền lực cao nhất của

Công ty. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chính sau: • Thông qua định hướng phát triển của công ty;

• Quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần;

• Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên HĐQT và BKS và phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm

Tổng giám đốc điều hành;

• Thông qua bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty; • Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm;

• Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần;

• Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh;

• Các nhiệm vụ khác theo điều lệ công ty và luật Doanh nghiệp…

Hội Đồng Quản Trị

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định:

• Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trên cơ sở nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

• Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc và quyết định mức lương của họ;

• Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty;

• Thành lập chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện của Công ty; • Thành lập các công ty con của Công ty;

• Các nhiệm vụ khác…

Hiện tại HĐQT Công ty có 07 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo.

Ban Kiểm Soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty hoặc trong một số trường hợp theo quyết định của Đại Hội đồng cổ đông vào từng thời điểm, nhiệm vụ chính như sau:

• Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình HĐQT;

• Kiểm tra việc HĐQT tuân thủ pháp luật, các nghị quyết và quyết định của Đại Hội đồng cổ đông; việc các nhân viên quản lý cấp cao tuân thủ pháp luật, các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông và/hoặc của HĐQT; hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh của HĐQT và các nhân viên quản lý cấp cao;

• Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận;

• Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý; • Giám sát quy trình công bố và trao đổi thông tin;

• Các nhiệm vụ khác …

Ban Tổng giám đốc

Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật, có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Công ty, cụ thể:

• Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; • Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm;

• Bảo toàn và phát triển vốn, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty đã được HĐQT phê duyệt và ĐHĐCĐ thông qua;

• Báo cáo tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lên HĐQT và ĐHĐCĐ theo đúng quy định;

• Giám sát các hoạt động và công việc kinh doanh của Công ty nói chung.

• Phó Tổng Giám đốc là người điều hành cao cấp của công ty. Tham mưu và cùng với Ban TGĐ, chịu trách nhiệm thực hiện những quyết định và mục tiêu chiến lược được giao bởi HĐQT công ty. Mặt khác, Phó TGĐ còn chịu trách nhiệm duy trì các hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Các phòng ban và phân xưởng

Phòng tổ chức hành chính

• Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xây dựng cơ cấu nhân sự;

• Xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, quy chế làm việc, quy chế lương, thưởng, chế

độ phúc lợi cho người lao động;

• Xây dựng hệ thống quy chế, quy trình, quy định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội quy đó;

• Chăm sóc sức khoẻ và an toàn vệ sinh lao đông; bảo vệ an ninh trật tự công ty; • Các chức năng nhiệm vụ khác…

Phòng kế toán tài vụ:

• Cung cấp các thông tin quản lý và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc, HĐQT về các vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán;

• Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính, kế toán của Công ty;

• Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán trong công ty, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về kế toán từ việc tổ chức thu thập chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kế toán, lập các báo cáo kế toán và lưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan.

Phòng Kinh doanh

• Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng trong nước và xuất khẩu; • Phát triển mạng lưới phân phối, xây dựng chính sách bán hàng;

• Chỉ đạo toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Tp.HCM và Hà Nội.

Phòng Cung ứng

• Lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư nguyên liệu cho hoạt động sản xuất; • Quản lý, điều phối, bảo quản hàng hoá và theo dõi việc nhập, xuất thành phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bao bì.

• Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá. Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm)

• Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, bao bì, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm;

• Đề xuất các phương án xây dựng chiến lược chất lượng sản phẩm;

• Xây dựng quy trình công nghệ và quy trình bảo quản sản phẩm trong quá trình sản xuất và lưu kho.

Phòng Marketing

• Thực hiện việc xây dựng phát triển thương hiệu và quảng bá hình ảnh của Công ty;

• Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên các yếu tố liên quan đến thị trường, thị hiếu tiêu dùng, yếu tố cạnh tranh…

• Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện, đề xuất chính sách nghiên cứu giá trị thương hiệu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phân tích thị trường trong nước và quốc tế.

Phòng Kỹ thuật

• Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật cho các máy móc và thiết bị, dây chuyền chế biến cà phê, các định mức về sản lượng và các định mức đầu vào;

• Đảm bảo các tài liệu kỹ thuật (cẩm nang/sổ tay hướng dẫn người sử dụng các thiết bị) được quản lý và sử dụng một cách phù hợp và hiệu quả;

• Xây dựng các quy định, quy trình về vận hành kỹ thuật cho máy móc thiết bị, đảm bảo việc thực hiện chính xác và theo đúng quy chuẩn;

• Xây dựng biểu mẫu ghi chép vận hành kỹ thuật; nghiên cứu tham mưu cho Tổng Giám đốc và Quản đốc phân xưởng sản xuất về cách thức cải tiến năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất;

• Chịu trách nhiệm nâng cao kỹ năng cho công nhân, đạo tạo và đánh giá trình độ tay nghề của công nhân.

• Thực hiện công tác quản lý về môi trường;

• Tham gia công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.Phân xưởng thành phẩm và bán thành phẩm

• Quản lý điều hành sản xuất toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất; • Thông tin và báo cáo các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất;

• Phối hợp Phòng Kỹ thuật thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất.

Bộ máy lãnh đạo

Hội đồng quản trị của công ty Vinacafe Biên Hòa gồm có 6 thành viên :

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LẬP MA TRẬN IFE, EFE, SWOT (Trang 29 -37 )

×