Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Xuất phát từ nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cho rằng dưới điều kiện thị trường vốn hoàn toàn cạnh tranh, giá trị của công ty không bị ảnh hưởng bởi các quyết định vềcơ cấu vốn thay vào đó giá trịcông ty được xác định chỉ bằng sức mạnh thu nhập cơ bản của nó. Tuy nhiên nghiên cứu sau đó vào năm 1963, các tác giảđề xuất rằng bằng việc tận dụng lợi thế về thuếđối với nợ, rằng giá trị doanh nghiệp có thểđược tăng lên bằng cách kết hợp thêm nợvào cơ cấu vốn và do đó cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp nên được tạo thành từ một tỷ lệ nợ thích hợp.

Myers (1977) đã phát triển lý thuyết cấu trúc vốn, được gọi là lý thuyết trật tự ưu

tiên, theo đó tác giả không tin rằng tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu và cho thấy rằng

mỗi công ty đều có một hệ thống phân cấp ưu tiên cho các quyết định tài chính và

nhà điều hành thường thích tài trợ nội bộ hơn là nguồn tài trợ từ bên ngoài. Theo

Muritala (2012), trong trường hợp này, các công ty sẽ thích nợ trên vốn chủ sở hữu.

Các kết luận về nghiên cứu sựtác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhận được sự tranh cãi từ nhiều nhà nghiên cứu và nhà kinh tế học trên thế giới và cũng đã mởđường cho hàng loạt nghiên cứu sau đó. Các kết luận từ

các nghiên cứu thực nghiệm về sựtác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động có thể được tổng kết theo ba hướng: có tác động tích cực, có tác động tiêu cực và không có mối quan hệ.

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)