Kiến thức về các bộ môn liên qua n:

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 69 - 72)

II. Hình tượng ngôn ngữ thơ:

4.Kiến thức về các bộ môn liên qua n:

Sóng Hồng định nghĩa " Thơ là nhạc là hoạ là điêu khắc theo một phong cách riêng". Định nghĩa này cho thấy thơ ca liên quan đến các ngành nghệ thuật khác. Hơn thế, thơ ca luôn chứa đựng nhiều vấn đề, phạm trù xã hội khác nhau. Do vậy, để có thể xâm nhập trọn vẹn vào tác phẩm thơ, chúng ta cần phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như : Lịch sử, Địa lý, Triết học, Đạo đức học ... Những kiến thức này là những luận cứ ( vừa tiềm tàng vừa hiện thực ) góp phần soi sáng các hiện tượng thơ ca.

Để đi đến cái đích cuối cùng nội dung biểu đạt của từ " đế " trong bài " Nam quốc sơn hà " ( Lí Thường Kiệt ) tất phải đụng đến lịch sử mà cụ thể là vấn đề phong vương xưng đế của các vị vua Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ. Để thấy rõ nỗi đau khi phải sống trong cảnh đội trời chung với giặc và khát vọng hoà bình hạnh phúc của nhân dân vùng lục tỉnh thời năm 1862 thì phải nắm rõ các địa danh " Bến Nghé " , " Đồng Nai " trong câu văn sau:

" Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen;

Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ. "

Thơ ca là hình thái tự do trung thành nhất của tư tưởng. Cảm thụ thơ ca vì thế phải có những hiểu biết rất căn bản về các hệ tư tưởng, các trào lưu triết học để việc nhận xét đánh giá thêm sâu sắc.

Nếu không thông hiểu triết học đông tây kim cổ thì làm sao Hoài Thanh có được nhận xét sâu sắc sau :" Từ cánh cò lặng lẽ bay với nắng chiều trong thơ Vương Bột đến cánh cò trong thơ Xuân Diệu cách nhau ngàn năm và hai thời đại thi ca. "

Và như hai câu thơ sau :

" Dạ thưa xứ Huế bây chừ

Vẫn là núi Ngự bên bờ sông Hương"

Nếu không biết được " thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông " trong tinh thần nhà Phật thì làm sao thấy được vẻ đẹp an nhiên tự tại của câu thơ .

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 69 - 72)