CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ THƠ VỀ MẶT NGỮ NGHĨA

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 37 - 40)

b. Phép điệp: Là hiện tượng lặp lại một hay nhiều đơn vị âm thanh của ngôn ngữ Có hai trường hợp lặp lại một cách đặc biệt là từ láy và hiện tượng

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ THƠ VỀ MẶT NGỮ NGHĨA

Mục đích của việc phân tích thơ là phải nắm nội dung biểu đạt của ngôn ngữ thơ. Nội dung ấy không đơn giản là phép cộng nghĩa các từ ngữ mà còn là do mối quan hệ chặt chẽ giữa các tín hiệu ngôn ngữ trong thi phẩm tạo nên. Bình diện ngữ nghĩa thứ hai trong thơ là rất quan trọng, đóng vai trò chính và quyết định sự thành bại của thi phẩm. Thực tế cho thấy, nghĩa tình huống (lâm thời, nghĩa thứ hai) của ngôn ngữ thơ rất đa dạng, sinh động và tinh tế, khiến đôi lúc độc giả chúng ta lúng túng. Ta thử xem xét các trường hợp dẫn dụ sau đây:

Trường hợp 1: Ca dao viết:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” ( 1 )

“Thân em như tấm lụa đào

Hình ảnh “tấm lụa đào” trong hai câu ca dao trên có nghĩa biểu hiện khác nhau. Ở câu 1, hình ảnh “tấm lụa đào” có quan hệ với hình ảnh “chợ” và do đó “tấm lụa đào” được biểu hiện là một món hàng. Còn ở câu 2 “tấm lụa đào” có quan hệ với từ “xé lẻ” nên “tấm lụa đào” được hiểu là một cái gì nguyên vẹn không thể phân chia. Và rõ ràng từ “thân em” câu ( 2 ) được hiểu là “tình em”.

Trường hợp 2: Bà Huyện Thanh Quan viết:

“Một mảnh tình riêng ta với ta” (1)

(Qua đèo ngang)

Nguyễn Khuyến viết:

“Bác đến chơi đây ta với ta” (2)

Hai câu thơ trên đều dùng cụm từ “ta với ta”. Nhưng nghĩa biểu đạt của cụm từ ấy trong hai câu lại hoàn toàn khác nhau. Ơ câu 1, “ta với ta” biểu hiện sự cô đơn của tác giả, nhưng ở câu 2, nó lại thể hiện tình bạn chân thành sâu sắc của Nguyễn Khuyến với bạn của mình.

Hai ví dụ trên cho thấy, nội dung biểu hiện trong ngôn ngữ thơ phần lớn xuất phát từ mối quan hệ chằng chịt giữa các tín hiệu ngôn ngữ thơ.

Có được những mối quan hệ ấy là do người nghệ sĩ biết cách vận dụng những thủ pháp nghệ thuật tổ chức, sắp xếp các tín hiệu ngôn ngữ thơ thành một hệ thống chặt chẽ. Phát hiện được những mối quan hệ ấy, nghĩa là ta đã tìm được chiếc chìa khoá vàng để bước vào thế giới lung linh huyền ảo của tác phẩm thơ. Ơ chương này, chúng tôi tập trung vào cách khai thác tổ chức quan hệ ngữ nghĩa trong thơ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 37 - 40)