Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 41 - 44)

II. Chủ đề của tác phẩm thơ:

1-Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Như đã trình bày, nhân vật trữ tình là con người đang cảm xúc, rung động trong thơ.

Nội dung trữ tình trong thơ luôn được thể hiện thông qua nhân vật trữ tình. Sâu xa hơn, tác giả cũng chỉ có thể thể hiện xúc cảm của mình thông qua nhân vật trữ tình.

Độc giả cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật tự sự. Sự phân biết ấy dựa vào việc đối lập những nét đặc trưng của loại tác phẩm trữ tình và tự sự. Sự phân biệt này giúp ích rất lớn trong quá trình phân tích thơ.

Nhân vật trữ tình là con người, nhưng đó là con người của tâm trạng, của cảm xúc... chứ không phải con người hành sự, đi đứng, nói năng,... như nhân vật tự sự. Do đó, khi phân tích nhân vật trữ tình ta cần phải tập trung khai thác thế giới tâm trạng của nhân vật. Phân tích thơ mà không nói được tâm trạng của nhân vật trữ tình thì coi như không phân tích được gì cả!

Trước khi phân tích thơ, ta phải xác định cho được nhân vật trữ tình. Công việc này có khi đơn giản nhưng nhiều lúc phức tạp.

Ví dụ 1: Nhân vật trữ tình trong bài “Mời trầu” (Hồ Xuân Hương) rất dễ xác định. Đó chính là tác giả.

Ví dụ 2: Nhân vật trữ tình của câu ca dao:

Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?”

Có thể là một cô gái hay một chàng trai. Nói chung là một người đang yêu, đang tương tư. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao này không là ai cụ thể, và cũng nhờ vậy mà nhiều người tìm thấy mình, đúng hơn là tâm trạng của mình trong câu ca dao đó.

Ví dụ 3: Nhân vật trữ tình trong bài “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên) vừa là tác giả vừa là thế hệ trẻ Việt Nam trong thời điểm kiến thiết đất nước sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Ví dụ 4: Bài thơ “Bóng cây khơ nia” (Anh Ngọc) thì nhân vật trữ tình là một cô gái miền sơn cước chứ không phải tác giả.

Ví dụ 5: Bài thơ “Tống biệt hành” (Thâm Tâm) có nhiều nhân vật trữ tình (người đi, kẻ ở). Bài “Việt Bắc” (Tố Hữu) cũng vậy...

Nhân vật trữ tình suy cho cùng là một sản phẩm của thời đại, hoan cảnh lịch sử. Do vậy, việc phân tích, đi tìm tâm trạng nhân vật trữ tình đôi lúc cần thiết gắn với tâm lý thời đại, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 41 - 44)