Xác định mạch tâm trạng chính của bài thơ (Cảm nhận sơ bộ nội dung cảm xúc của bài thơ):

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 46 - 51)

II. Chủ đề của tác phẩm thơ:

3. Xác định mạch tâm trạng chính của bài thơ (Cảm nhận sơ bộ nội dung cảm xúc của bài thơ):

xúc của bài thơ chứ không phải là mục đích việc phân tích thơ.

3. Xác định mạch tâm trạng chính của bài thơ (Cảm nhận sơ bộ nội dung cảm xúc của bài thơ): cảm xúc của bài thơ):

Nội dung cảm xúc trong thơ luôn được thể hiện một trong hai hình thức sau: Trực tiếp và gián tiếp trên ngôn ngữ thơ.

+ Thể hiện trực tiếp bởi các từ ngữ chỉ tâm trạng.

Ví dụ: "Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Củi một cành khô lạc mấy dòng"

(Tràng Giang - Huy Cận)

Khổ thơ có hai từ "buồn", "sầu" trực tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. Nỗi buồn sầu ấy là mạch cảm xúc của khổ thơ này nói riêng và bài Tràng Giang nói chung.

Hay

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc dài buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới mùa thu tới

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Từ "buồn" trực tiếp thể hiện cảm xúc của Xuân Diệu trước mùa thu chia ly.

+ Gián tiếp thể hiện cảm xúc thông qua hình tượng ngôn ngữ thơ:

Ví dụ:

"... Cử bôi yêu minh nguyệt

Đối ảnh thành tam nhân"

(Nâng chén mời trăng sáng

Với ảnh thành ba người)

Câu thơ không có từ ngữ nào trực tiếp miêu tả tâm trạng của Lý Bạch, nhưng hình tượng thơ lại thể hiện rõ nét nỗi cô đơn của tác giả, hay:

"Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ thay mặt sắt cũng ngây vì tình"

(Kiều - Nguyễn Du)

Sự việc được tả trong câu thơ là sự đắm đuối, ngây ngất của Hồ Tôn Hiến trước tiếng đàn và nhan sắt của Kiều. Nhưng điều quan trọng trong câu thơ là Nguyễn Du dùng hình ảnh hoán dụ "mặt sắt" (chỉ Hồ Tôn Hiến) để bày tỏ thái độ khinh bỉ, mỉa mai cái bản tính háo sắc, tâm hồn khô cằn của vị tổng đốc trọng thần này.

Thực tế cho thấy, trong một bài thơ hay một câu thơ, thường có sự kết hợp cả hai cách thể hiện nội dung cảm xúc. Như:

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

- "Đau xé lòng anh chết nửa thân người"

(Quê hương - Giang Nam)

Trong trường hợp này, các cảm xúc chính được thể hiện trực tiếp qua các từ "xót xa", "đau", và các từ ngữ còn lại "rụng bàn tay", "chết nửa thân người" tạo nên những hình tượng ngôn ngữ, vừa nhấn mạnh, vừa tạo sắc thái cụ thể cho từng loại cảm xúc ấy.

Dựa vào những điều vừa trình bày trên, ta dễ dàng xác định chủ đề của một bài thơ. Ví thử xác định chủ đề bài Tràng giang (Huy Cận).

+ Nhân vật trữ tình: tác giả (Một người khách tha phương).

+ Cảm xúc chính: Nỗi buồn sầu, sự cô đơn.

Vậy chủ đề của bài Tràng giang là: Bài thơ thể hiện nỗi buồn sầu, sự cô đơn của tác giả trước không gian mênh mông.

Tuy nhiên, để phân tích, tìm hiểu đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của một thi phẩm ta cần đi sâu vào việc phân tích hình tượng ngôn ngữ thơ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học - cao đẳng môn ngữ văn: Kỹ năng phân tích thơ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)