Năng lực quản lý (M – Management ability)

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm có 3 phần

1.3.2.3. Năng lực quản lý (M – Management ability)

Năng lực quản lý về cơ bản là năng lực của ban giám đốc và quản lý trong việc xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro của một số tổ chức và đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với pháp luật cũng như các quy định hiện hành.

Quản lý NH là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong NH nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kì đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí nguồn lực.

Grier (2007) cho thấy rằng quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá CAMEL bởi vì nó đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của ngân hàng.Nó là đối tượng để đo lường cũng như kiểm tra chất lượng tài sản có.

Năng lực quản lý của ban quản trị được đánh giá qua các chỉ tiêu: [6] - Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý và vận hành hiệu quả.

- Hiệu quả trong kinh doanh – tiêu chí này được đánh giá qua mức độ tăng trưởng của kết quả kinh doanh hay là sự ổn định của kết quả kinh doanh và hạn chế

tổn thất trong điều kiện nền kinh tế biến động.

- Đề ra được các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả. Nhà quản lý cần phải nắm bắt kịp thời những biến động để nhận biết sớm các rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự an toàn của NH để đưa ra nhưng biện pháp kịp thời.

- Tuân thủ pháp luật, các quy chế, quyết định trong hoạt động ngân hàng.

Xếp hạng

Đối với năng lực quản lý, xếp hạng 1 khi ban quản lý và hội đồng quản trị có khả năng quản lý toàn diện đối với ngân hàng, giải quyết thành công và nhanh chóng các rủi ro hiện tại và tiềm năng của ngân hàng. Mặt khác, xếp hạng 5 khi xuất hiện những vấn đề mà nguyên nhân nảy sinh từ việc quản lý yếu kém kéo theo những hậu quả xấu đối với hoạt động của ngân hàng. Lúc này, các biện pháp nâng cao năng lực quản lý hoặc thay đổi ban quản lý nhằm khôi phục lại môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)