5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm có 3 phần
1.4. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Hoạt động phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại rất quan trọng. Chính vì vậy mà nó được quan tâm bởi nhiều đối tượng khác nhau như NHNN, ban quản lý NHTM, công chúng. Trong đó, việc sử
dụng mô hình CAMEL nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đã được đề cập đến trong một số luận văn tốt nghiệp
Đề tài: “Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL” là khóa luận của tác giả Phan Thị Diễm Thúy (2012) đã khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro NH, giới thiệu và đi sâu vào phân tích theo mô hình CAMEL nhằm ứng dụng mô hình này để phân tích hoạt động và rủi ro của NH. Tuy vậy, đề tài vẫn chưa tính toán được đầy đủ các chỉ số của mô hình do hạn chế về nguồn số liệu.
Đề tài: “Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” là khóa luận của tác giả Hồ Thị Như Thủy (2013), đề tài đã phân tích được tình hình hoạt động kinh doanh của NH trong gia đoạn 2014 – 2016 đồng thời có sự so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh với các NHTM khác. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu phân tích chỉ tiêu đo lường mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL” là khóa luận của tác giả Trần Thị Mỹ Hoài (2018) đã khái quát và đi vào phân tích những yếu tố của mô hình, tính toán và so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank cùng với các NH khác trong hệ thống. Tuy nhiên tác giả chưa thể tính toán được yếu tố S – Sensity to market risk (Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) để hoàn thiện đánh giá hiệu quả kinh doanh cho Sacombank.
Các đề tài trên đều đưa ra được các vấn đề cơ bản như khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro ngân hàng, phân tích được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do thời gian và số liệu còn hạn chế nên các đề tài nghiên cứu hoàn toàn được thực hiện trên cơ sở tính toán từ các báo cáo tài chính và khó có được các dữ liệu nhạy cảm của phân tích CAMEL như các ngân hàng thực hiện.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về NH TMCP Công thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (gọi tắt là VietinBank) là ngân hàng TMCP được thành lập vào ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ ngân hàng nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội Đồng Bộ trưởng. Trong suốt 30 năm tồn tại và phát triển VietinBank trải qua những giai đoạn:
Giai đoạn 1988-2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa Ngân hàng Công thương Việt Nam đi vào hoạt động.
Ngân hàng được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 9 năm 1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Giai đoạn 2001-2008: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu NH Công thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng.
Giai đoạn 2009 đến nay: Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế. Ngày 3 tháng 7 năm 2009, Ngân hàng được cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
Với sứ mệnh trở thành ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế, NH TMCP Công thương Việt Nam đã tự khẳng định mình khi giữ vị trí đứng đầu về vốn điều lệ với số vốn hơn 37.200 tỷ đồng. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam; 2 văn phòng đại diện trong nước ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng; 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài tại CHLB Đức; 958 phòng giao dịch; 1 trung tâm Tài trợ thương mại; 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực VietinBank); 5 Trung tâm quản lý tiền mặt. Bên cạnh đó còn có 1 văn phòng đại diện nước ngoài tại Myanmar và 1 ngân hàng con ở nước CHDCND Lào. Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá
khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
2.1.3. Cơ cấu tổchức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổchức NH TMCP Công thương Việt Nam
(Nguồn: Website chính thức của NH TMCP Công thương Việt Nam)
2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của VietinBank giai đoạn 2015-2017
Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch 2016/ 2015 2017/ 2016 Tài sản 779.483.487 948.567.505 1.095.060.842 21,69% 15,44% Nguồn vốn NPT 723.373.341 888.260.741 1.031.295.559 22,79% 16,10% VCSH 56.110.146 60.306.764 63.765.283 7,48% 5,73%
(Nguồn: Tác giảtính toán theo sốliệu Báo cáo tài chính Vietinbank)
Trong giai đoạn 2015-2017, tình hình tài sản và nguồn vốn tại VietinBank có biến động tăng không đều, cụ thể ngày 31/12/2016 giá trị này đạt mức 948.567.505 triệu đồng, tăng 169.084.018 triệu đồng, tương ứng 21,69% so với đầu năm. Đến 31/12/2017, giá trị này tiếp tục tăng đạt 1.095.060.842 triệu đồng, tăng 146.493.337 triệu đồng, tương ứng 15,44% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc này là do biến động các yếu tố trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
Đối với nguồn vốn, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm. Vốn chủ sở hữu của VietinBank đã đạt 63.765.283 triệu đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 37.234.046 triệu đồng (chiếm 58,39% vốn chủ sỡ hữu), đây chính là thước đo đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng. Huy động vốn là một yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Quy mô huy động vốn của VietinBank ở
cũng như lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng trong giai đoạn tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói riêng.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Bảng 2.2. Kết quảhoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017
Đơn vịtính: triệu đồng
KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2015 2016 2017 Chênh lệch
2016/2015 2017/2016
THU NHẬP (1) 22.743.884 26.361.155 32.619.890 15,90% 23,74%
Thu nhập lãi thuần 18.838.985 22.303.879 27.072.987 18,39% 21,38%
Lãi thuần từhoạt động dịch vụ 1.459.902 1.698.025 1.855.200 16,31% 9,26%
Lỗ/Lãi thuần từ HĐKD ngoại hối 19.767 685.139 709.966 3366,07% 3,62%
Lỗ/Lãi thuần từmua bán CK kinh doanh 129.177 183.919 324.688 42,38% 76,54%
Lỗ/Lãi thuần từ mua bán CK đầu tư 52.807 40.955 (80.869) -22,44% -297,46%
Lãi thuần từhoạt động khác 2.202.286 1.298.763 1.994.872 -41,03% 53,60%
Thu nhập từgóp vốn, mua cổphần 40.960 150.475 743.046 267,37% 393,80%
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (2) 10.719.457 12.848.843 15.069.777 19,86% 17,29%
Chi phí dựphòng rủi ro tín dụng (3) 4.678.986 5.058.609 8.343.899 8,11% 64,94%
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ (4) = (1) - (2) - (3)
7.345.441 8.453.703 9.206.194 15,09% 8,90%
Dựa vào bảng 2.2 có thể thấy rằng thu nhập của NH TMCP Công thương Việt Nam có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể từ 22.743.884 triệu đồng năm 2015 tăng lên 26.361.155 triệu đồng trong năm 2016, tăng lên 3.617.271 triệu đồng tương ứng 15,9%, đến năm 2017 tổng thu nhập của NH là 32.619.890 triệu đồng, tăng 6.258.735 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng 23,74%.
Trong tổng thu nhập của NH, thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ lệ cao nhất, trong năm 2015 tỷ lệ này ở mức 82,83% và tăng lên mức 84,61% vào năm 2016, cuối năm 2017, tỷ lệ này ở mức 83%, tuy có sự giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Ngoài ra các mức thu nhập khác từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, góp vốn không tạo ra quá nhiều thu nhập đáng kể. Thu nhập từ các hoạt động này chỉ đạt 3.904.899 triệu đồng, 4.507.276 triệu đồng, 5.546.903 triệu đồng chiểm tỷ trọng 17,17%, 15,39%, 17% so với tổng thu nhập qua các năm 2015, 2016 và 2017.
Lợi nhuận trước thuế của NH TMCP Công thương Việt Nam cũng tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2015-2017, VietinBank có triển vọng sẽ tiếp tục nâng cao tăng trưởng lợi nhuận vào các năm tiếp theo.
2.2. Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Ngânhàng Thương mại cổphần Công thương Việt Nam. của Ngânhàng Thương mại cổphần Công thương Việt Nam.
2.2.1. Mức độan toàn vốn (C–Capital adequacy)
Biểu đồ2.1. CAR của VietinBank giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank)
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy sự ổn định đối với CAR của VietinBank. Hệ số này luôn duy trì mức ổn định trên 10% trong giai đoạn 2015-2017, cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN quy định là 9%. Tuy nhiên, hệ số này lại có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể từ 10,6% vào năm 2015 đã giảm xuống còn 10,4% vào năm 2016 và duy trì đến năm 2017. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ việc các NHTM đang quyết tâm tăng vốn để áp dụng Basel II vào trong hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ2.2. CAR của VietinBank, Vietcombank, BIDVgiai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank, VP Bank, ACB)
Ta thấy rằng CAR của VietinBank luôn giữ ở mức cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN quy định. Tuy nhiên khi so sánh với các NH TMCP khác thì CAR của VietinBank lại ở mức thấp hơn so với Vietcombank và cao hơn so với BIDV mặc dù cả ba ngân hàng đều đạt mức trên 9% mà NHNN quy định. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bình quân trong giai đoạn 2015-2017 của VietinBank là 10,47%; của Vietcombank là 11,27%; của BIDV là 9,3%.
b. Hệ số tự tài trợ
Bảng 2.3. Bảng hệsốtựtài trợcủa VietinBank
Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch 2016/ 2015 2017/ 2016 VCSH 56.110.146 60.306.764 63.765.283 7,48% 5,73% Tổng nguồn vốn 779.483.487 948.567.505 1.095.060.842 21,69% 15,44% Hệsốtựtài trợ 7,20% 6,36% 5,82% -11,67% -8,49%
(Nguồn: Tác giảtính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank)
Biểu đồ2.3. Hệsốtựtài trợcủa VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Tác giảtính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV)
Hệ số tự tài tợ (hay là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn) là hệ số phản ánh sự tự chủ về tài chính của NH. Hệ số tự tài trợ càng cao chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của NH càng tăng và sự tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao. Qua
biểu đồ 2.3 ta thấy hệ số tự tài trợ của VietinBank có sự sụt giảm qua các năm. Từ 7,2% vào năm 2015, tỷ lệ này đã giảm xuống ở mức 6,36% vào năm 2016, tương ứng giảm 11,67% so với năm 2015 và hệ số này tiếp tục giảm còn 5,82% vào năm 2017, giảm tương ứng 8,49% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc sụt giảm này một phần là vì sự chạy đua tăng nguồn vốn của hệ thống NH nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II.
So sánh với hai ngân hàng đối thủ thì ta thấy hệ số tự tài trợ của VietinBank cao hơn so với Vietcombank và BIDV, mặc dù vốn chủ sở hữu của VietinBank cao hơn so với Vietconbank nhưng ta có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của VietinBank chỉ ở mức tương đương đối với đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là VietinBank có nợ phải trả đang ở mức cao. Như vậy, năng lực đảm bảo về mặt tài chính của VietinBank vẫn chưa tốt bằng hai ngân hàng kia.
c. Hệ số nợ trên vố n chủ sở hữ u (Đòn bẩ y tài chính)
Biểu đồ2.4. Hệsốnợtrên vốn chủsởhữu của VietinBank giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Tác giảtính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank)
Dựa vào biểu đồ 2.4 ta thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của VietinBank tăng dần qua các năm. Bảng 2.3 cho thấy năm 2016, tốc độ tăng trưởng của VCSH là 7,48%, trong khi đó hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng 14,27% so với năm 2015. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của VCSH là 5,73%, hệ số nợ trên VCSH tăng
bên ngoài của ngân hàng là rất tốt. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó sẽ kèm theo những rủi ro khi phải phụ thuộc quá nhiều đối với nguồn vốn từ bên ngoài. VietinBank cần phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và những lợi ích từ vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ phù hợp.
Biểu đồ2.5. Hệsố đòn bẩy tài chính của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Tác giảtính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV)
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy hệ số đòn bẩy tài chính của VietinBank tăng dần qua các năm. Như vậy, khả năng tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài của VietinBank là rất lớn. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, ngân hàng sử dụng bình quân khoảng gần 15 đồng nợ. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong trường hợp xấu xảy ra, ví dụ như khách hàng đến rút tiền ồ ạt, ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ được. Hệ số đòn bẩy tài chính càng thấp sẽ càng an toàn hơn cho VietinBank nói riêng và các ngân hàng nói chung.
Hệ số đòn bẩy tài chính của VietinBank qua 3 năm đều thấp hơn hai ngân hàng đối thủ là Vietcombank và BIDV. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của VietinBank hợp lí hơn và năng lực quản lý nợ cũng tốt hơn.
VietinBank có nguồn VSCH lớn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tốt, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn quy định của NHNN, các tỷlệ an toàn khác đều phù hợp với tiêu chuẩn an toàn hoạtđộng của ngành ngân hàng.
2.2.2. Chất lượng tài sản có (A–Asset quality)
a. Tài sả n có sinh lờ i
• Cơ cấu tài sản có sinh lời
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tài sản có
sinh lời của VietinBank giai
đoạn 2015-2017
trên Báo cáo tài chính của VietinBank)
Biểu đồ 2.6 cho thấy rằng hoạt động cho vay khách hàng và đầu tư là hai hoạt