Nâng cao khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 67 - 72)

b. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

3.2.5.Nâng cao khả năng thanh khoản

VietinBank có khả năng thanh khoản tốt và không có nguy cơ bị mất thanh khoản do tỷ lệ dự trữ thanh khoản đáp ứng so với mức quy định của NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi còn cao, NH cần có những biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ này xuống mức nhỏ hơn trong khoảng 80% theo quy định. Để nâng cao khả năng thanh khoản thì NH cần:

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên thị trường bằng cách: đa dạng hóa hình thức huy động, sản phẩm tiền gửi, xây dựng cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, ưu đãi.

- Duy trì một tỷ lệ dự trữ để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp NH chủ động đối phó với rủi ro thanh khoản.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu. Đề tài đã Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và cơ sở lý luận của mô hình CAMEL trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Cụ thể, tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách thức xếp hạng, các thành phần cấu thành và hệ thống chỉ tiêu dùng để áp dụng và bài phân tích. Từ đó ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017.

Trong giai đoạn 2015-2017, NH TMCP Công thương Việt Nam đã thể hiện chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên mô hình CAMEL có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH ở mức khá. Nhìn chung, các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận vẫn tăng trưởng tốt qua từng năm. Các chỉ số an toàn của VietinBank như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cả ba năm đều trên mức 9%, tuân thủ theo quy định của NHNN; tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng nhưng vẫn ở mức an toàn dưới 3%; các tỷ lệ còn lại nằm trong giới hạn an toàn. Năng lực quản lý của Vietcombank được đánh giá cao trong toàn ngành. Có được những kết quả khả quan trong năm 2017, song, VietinBank vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu để ngân hàng có thể phát triển toàn diện, đạt lợi nhuận cao, xứng đáng với lợi thế lớn mạnh về vốn, mạng lưới và nhân sự của mình.

- Mô hình CAMEL đã được bổ sung thếm yếu tố độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S – Sensitivity). Tuy nhiên, do những hạn chế về số liệu, tác giả chưa thể tính toán được yếu tố này để hoàn thiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank. Đây là hạn chế lớn nhất của đề tài.

- Do hạn chế về nguồn thông tin và mức độ chính xác, đầy đủ của thông tin nên ảnh hưởng đến việc đưa ra nhận xét, chưa đi sâu đánh giá hoạt động VietinBank.

- Số liệu chưa đầy đủ nên một số chỉ tiêu vẫn chưa tiến hành đánh giá được, tác giả chưa tính toán được các yếu tố CAR, các chỉ tiêu của yếu tố thanh khoản. Các số liệu này được thu thập từ báo cáo thường niên của VietinBank.

- Đề tài chưa dự đoán được tình hình kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.

Vì vậy, để giúp cho đề tài có thể hoàn thiện hơn, tôi có một số hướng phát triển đề tài như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu của mô hình CAMEL.

- Thực hiện đánh giá yếu tố S – mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường sâu hơn để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank.

- Áp dụng nhiều mô hình vào đánh giá hoạt động NH. Hiện nay, mô hình CAMEL thiên về các yếu tố tài chính, tập trung vào phân tích để đưa ra dự báo rõ ràng cho NH và biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong khi đó mô hình FIRST lại thiên về yếu tố phi tài chính mang tính khích lệ những nỗ lực của NH để cải thiện công tác quản trị điều hành, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cảnh báo nêu ra. Nên áp dụng kết hợp hai mô hình này vào đánh giá hoạt động và rủi ro NH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [2] Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Kinh tế Quốc dân. [3] Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

[4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

[5] Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê. [6] Đoàn Công Quốc Tuấn (2014), Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARL trong đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Quân Đội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế.

[7] Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

[8] Thông tư 16/2018/TT-NHNN bổ sung và sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN [9] Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN Quy định xếp loại NH TMCP

[10] Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[11] Phan Thị Diễm Thúy (2012), Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế.

[12] Hồ Thị Như Thủy (2013), Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế.

[13] Trần Thị Mỹ Hoài (2018), Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế.

[14] Ngô Thị Thu Vân (2015), Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo mô hình CAMELS HIS, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[15] Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

TRANG WEB THAM KHẢO

[16]https://en.wikipedia.org/wiki/CAMELS_rating_system [17]https://www.investopedia.com/terms/c/camelrating.asp

[18]https://www.cophieu68.vn/incomestatementq.php?id=ctg&year=-1&view=ist [19]http://s.cafef.vn/hose/CTG-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-cong-thuong-viet- nam-.chn

PHỤLỤC

1. Báo cáo tài chính của VietinBank năm 2016 2. Báo cáo tài chính của VietinBank năm 2017 3. Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2016 4. Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2017 5. Báo cáo tài chính của BIDV năm 2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 67 - 72)