Hiệu quả trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 55)

Bảng 2.4. Hiệu quảsửdụng nhân viên của VietinBank giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

Chỉtiêu 2015 2016 2017

Chênh lệch 2016/

2015 2017/2016 Tổng nhân viên (người) 21.024 22.957 23.784 9,19% 3,6%

Lợi nhuận ròng 5.697.921 6.745.227 7.432.363 18,38% 10,19% LN ròng/Tổng nhân viên 271,02 293,82 312,49 8,41% 6,35%

(Nguồn: Tác giảtính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank)

Biểu đồ2.14. Hiệu quảsửdụng nhân viên của VietinBank giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Tác giảtính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank)

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên là một thước đo việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả của ngân hàng. Biểu đồ 2.14 cho thấy tỷ lệ này của VietinBank tăng dần qua các năm, chứng tỏ NH đã khai thác tốt yếu tố nguồn nhân lực của mình. Năm 2015, chỉ số này đạt 271,02 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên đạt 293,82% (tăng 8,41% so với năm 2015) và đạt 312,49 triệu đồng vào năm 2017 (tăng 6,35% so với năm 2016).

- Quả n trị rủ i ro

Bảng 2.5. Cơ cấu nhóm nợvà mức lập dựphòng của VietinBank giai đoạn 2015-2017

Đơn vịtính: triệu đồng

Năm 2015 2016 2017

Nợ đủ tiêu chuẩn 529.926.538 648.968.336 778.049.805

Nợ cần chú ý 3.211.051 6.037.104 3627.123

Nợ dưới tiêu chuẩn 1.411.357 2.350.744 1.243.379

Nợ có khả năng mất vốn 2.795.540 3.819.724 5.217.014

Tổng dư nợ 538.079.829 661.987.797 790.688.059

Dự phòng rủi ro tín dụng 4.678.986 5.058.609 8.343.899

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank)

Trong thời gian qua, VietinBank đã chú trọng vào việc quản trị rủi ro. Trong đó phải kể đến việc phân loại các nhóm nợ cũng như lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo bảng 2.5, tổng dư nợ của NH tăng nhanh qua các năm, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng mạnh, điều này bắt buộc ngân hàng phải có những tính toán hợp lý và đưa ra mức dự phòng phù hợp với khả năng kinh doanh cũng như nguồn vốn mà ngân hàng đang có để bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh rủi ro tín dụng thì vẫn còn những rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ xử lý hằng ngày, sai sót quy trình, cháy nổ, thiên tai,... Để phòng chống những rủi ro này thì ngân hàng cũng đã có các biện pháp đến các phòng ban, cá nhân. Đồng thời, NH thường xuyên cập nhật những tình hình kinh tế biến động, áp dụng những thay đổi công nghệ tiến tiến nhất vào hoạt động để nâng cao khả năng xử lý, trình độ bảo mật, phân tích những thông tin khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng chính xác nhất, giúp giảm thiểu rủi ro.

Xế p hạ ng năng lự c quả n lý: Hạ ng 2

VietinBank luôn ban hành đầy đủ các quy chếtạo cơ sở đểcác bộphận trong ngân hàng hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụcủa mình. Ban quản trịcũng rất chú trọng đến các hoạt động tổ chức để phát triển nhân sự, hệ thống thông tin, quản lý rủi ro.

2.2.4. Thu nhập (E–Earning)

Thu nhập là nhân tố rất quan trọng trong trong việc phân tích mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh ở NH, các nhà đầu tư thường dựa vào các chỉ số như ROA, ROE, NIM,... để đánh giá khách quan hiệu quả kinh doanh của mỗi NH.

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ2.15. Lợi nhuận ròng của VietinBank, VCB, BIDVgiai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank, VP Bank, ACB)

Lợi nhuận ròng của VietinBank có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, từ mức lợi nhuận 5.716.878 triệu đồng năm 2015 tăng lên 6.765211 triệu đồng năm 2016 – tăng 1.048.333 triệu đồng tương ứng 18,34% so với năm 2015. Sang năm 2017, mức lợi nhuận này tăng lên thành 7.458.902 triệu đồng, tăng 693.691 triệu đồng tương ứng 10,25% so với năm 2016. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi so sánh tương quan mức lợi nhuận ròng của VietinBank so với hai ngân hàng là VCB và BIDV thì ta thấy mức lợi nhuận ròng của VietinBank tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại không bằng VCB, năm 2015 mức lợi nhuận của VietinBank cao hơn VCB 402.950 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2017 đẫ có sự thay đổi khi mức lợi nhuận của VCB vươn lên, đạt mức 9.091.070 triệu đồng, cao hơn 1.632.168 triệu đồng so với VietinBank. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do VCB đã thực hiện các thương vụ thoái vốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 55)