PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN (Trang 44 - 45)

2 “Olympic Tiếng Anh 018” Trường có số lượng dự thi đông nhất cả do Trung ương Đoàn phối nước.

PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Kết luận

.1. Kết luận

3

Với thời gian nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc từ năm 2017 đến nay, từ kết quả đạt được, sức lan tỏa của các hoạt động đã triển khai, những phản hồi từ đồng nghiệp, các trường lân cận và cộng đồng, chúng tôi nhận thấy sáng kiến đã bắt kịp chủ trương của Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, nhất là Kế hoạch số 261/KH - SGDĐT của SGD&ĐT Nghệ An ngày 09/02/2021 V/v Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng năm 2021 và định hướng đến năm 2025.

Đề tài đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống của ĐVTN nói riêng, công tác Đoàn, hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung. Qua thực hiện các giải pháp mà đề tài đã trình bày, công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh của Trường THPT ... có những

chuyển biến rõ nét, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng mà nhà nước đã đề ra, đưa chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao.

Đối với Đoàn trường, việc đổi mới, vận dụng linh hoạt các hình thức, giải phápvề giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐVTN đã từng bước tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của mỗi ĐVTN, đồng thời mang lại một bộ mặt mới, tươi trẻ, sôi động cho Đoàn trường ... Chất lượng của hoạt

động Đoàn và phong trào thanh niên được tăng lên rõ rệt thể hiện qua kết quả của các cuộc thi, hội thi, vai trò, tầm ảnh hưởng, bộ mặt của tổ chức Đoàn đối với ĐVTN nói riêng và đối với xã hội nói chung được nâng cao.

Đối với ĐVTN, khi thực hiện đề tài, 100% ĐVTN được tiếp cận, tương tác và tham gia vào các họat động và giải pháp, được trải nghiệm thực tế, từ đó nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, hình thành lối sống đẹp cho ĐVTN. ĐVTN cũng ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn, yêu trường, yêu lớp, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động của trường, của lớp, kết quả học tập được nâng cao, hạn chế rất lớn các ĐVTN sa ngã vào các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu, nâng cao thể chất, trí não, hình thành phẩm chất, năng lực công dân.

Đối với lãnh đạo nhà trường, GV, phụ huynh HS, các tổ chức trong và ngoài trường, doanh nghiệp, chính quyền địa phương… các giải pháp và hoạt động mới mẻ được triển khai trong công tác Đoàn, phong trào thanh niên và một số hoạt động đổi mới của nhà trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn về mặt vật chất và tinh thần, góp phần tạo điều kiện gắn kết các tổ chức của nhà trường với các cơ quan, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các bậc phụ huynh…để thực hiện một mục tiêu chung là giáo dục, đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ của quê nhà.

Về nội dung: Áp dụng đối với việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐVTN nói riêng và giáo dục toàn diện cho HS nói chung.

Về phương pháp: Có thể áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông và các cơ

sở Đoàn.

Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng SKKN này sẽ rất hữu ích, cần thiết để cho nhiều đồng nghiệp, cán bộ Đoàn tham khảo và áp dụng.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN (Trang 44 - 45)