Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN (Trang 45 - 47)

2 “Olympic Tiếng Anh 018” Trường có số lượng dự thi đông nhất cả do Trung ương Đoàn phối nước.

3.2. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình thực hiện các giải pháp của SKKN, chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

Để thực hiện được các giải pháp trong SKKN yêu cầu cán bộ Đoàn trường học và Đoàn cơ sở phải nắm vững công nghệ thông tin, hiểu tính năng và sử dụng nhuần nhuyễn mạng xã hội.

Cần thành lập một đội ngũ quản lý, kỹ thuật viên, báo viên, tuyên truyền viên hỗ trợ phụ trách các tài khoản, chuyên trang, nhóm, diễn đàn, để kiểm soát, xử lý thông tin và phản hồi khi cần thiết.

Những thông tin đưa lên mạng xã hội cần kịp thời, chọn lọc (thông tin chính thống), lựa chọn, vận dụng cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện giải pháp cần linh động, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn các giải pháp truyền thống và hiện đại để việc giáo dục ĐVTN đạt hiệu quả tối ưu.

Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, Đoàn xã, Ban Công an nơi cư trú để có sự hỗ trợ tối ưu khi tiến hành giải pháp.

Để đảm bảo hiệu quả khi tiến hành giải pháp cần thực hiện thường xuyên, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, chiến lược cụ thể; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng ĐVTN thì tính lan tỏa mới cao, ý nghĩa giáo dục càng thiết thực, hiệu quả, tạo ấn tượng sâu sắc.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cấp, nghành, địa phương, cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, phòng ngừa, ngăn chặn các website, trang thông tin giả mạo. Thường xuyên có sự giám sát, đánh giá việc thực hiện trong công tác giáo dục, tuyên truyền, để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế.

3.3. Kiến nghị

Đối với nhà trường: Cần tạo điền kiện hỗ trợ tối đã về cơ sở vật chất để phục vụ công tác giáo dục: Máy tính, máy ảnh, máy chiếu, loa máy, hệ thống internet…. Động viên cán bộ, GV gương mẫu, đi đầu trong việc sử dụng có hiệu quả mạng xã hội, tương tác, chia sẻ, ủng hộ chủ trương của nhà trường,

Đối với Đoàn trường: Cần lựa chọn, phân công nhiệm vụ, xây dựng qui chế hoạt động cụ thể cho cán bộ, GV phụ trách công tác giáo dục mảng này, có chế độ hỗ trợ về tài chính để động viên cán bộ, GV.

Đối với các bậc phụ huynh: Cần chuẩn mực trong lối sống, hành động để làm

gương cho con cái, quan tâm sâu sát hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng, tình hình học tập, rèn luyện của con em mình, luôn phối hợp tích cực với GVCN, GVBM, nhà trường, Đoàn trường trong việc giáo dục con cái.

Đối với Sở GD&ĐT, Đoàn cấp trên: tăng cường công tác chỉ đạo, quản lí, kiểm tra các nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và học sinh trên môi trường mạng. Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, viết bài, tuyên truyền, định hướng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng và đội ngũ quản trị các Website, diễn đàn, mạng xã hội của các trường học; Cung cấp tài liệu bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng dành cho cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên; tài liệu hướng dẫn kỹ năng sử dụng, khai thác, tiếp cận thông tin trên Internet, mạng xã hội dành cho học sinh; Tổ chức hội thảo, tập huấn, trao đối kinh nghiệm. Xây dựng, phát triển hệ thống đội ngũ cộng tác viên quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng.

Đối với cơ quan chức năng trên địa bàn: Cần có sự phối hợp, hỗ trợ với nhà

trường, Đoàn trường trong việc nắm bắt, trao đổi thông tin, xử lý các sự việc trong tình huống khẩn cấp có liên quan Luật an ninh mạng.

Quỳnh Lưu, ngày 08 tháng 3 năm 2021

Nhóm tác giả: Lê Thị Thanh Huyền

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w