Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nghiên cứu nằm trong Mô hình khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên do vậy cũng có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc trưng của xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.
• Đất đai
Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phùsa bồi tụ.
Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ.
Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi.
Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ,dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn.
Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém.
Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu
tầng đất (cm)
Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất
Mùn N P205 K20 N P205 K20 Ph
1 - 10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.65 0.90 3.5
10 - 30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.44 3.9
30 - 60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.05 3.7
• Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. (Nguyễn Văn Núi 2016).
• Dân số - lao động
Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 người, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ và đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỷ lệ hộ sống dựa vào ngành nông nghiệp vẫn còn cao.
Số lao động trong độ tuổi là khoảng 5523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của toàn xã.
d. Giao thông - thủy lợi
- Giao thông
Xã Quyết Thắng có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên xã đều được nhựa hóa, hệ thống liên thôn đều được bê tông hóa tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên chất lượng một số tuyến đường còn thấp nên gây khó khăn trong việc trao đổi mua bán hàng hóa của người dân.
- Thủy lợi
Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởngchế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và hồ, ao trên địa bàn phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ở đây người dân sống phần đa là sản xuất nông lâm nghiệp, vì vậy công tác thủy lợi được chính quyền xã cùng với nhân dân rất quan tâm và đầu tư. Toàn xã xây dựng được 15km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất.Hiện nay các thôn xóm cũng đã và đang tiến hành xây dựng những đoạn kênh mương còn lại nhằm đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả tốt.
e. Kinh tế- xã hội
- Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng.
- Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm nghiệp chưa đáng kể nhưng thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ tuổi khai thác.
- Dịch vụ: Hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đi lên. Nhìn chung kinh tế của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển tương đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều.
Trong những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư và phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi là lĩnh vực quan trọng để phục vụ về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân trong xã.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật Liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là cây Ba Kích Tím Tên khoa học: Morinda officinalis How
Thuộc họ: Cà phê: Rubiaceae.
Cây giống được mua từ gia lâm - Hà Nội (cây con)
Bốn loại phân bón (phân chuồng, phân NPK, phân vi sinh)
* Phân N-P-K
Thành phần của phân bón N-P-K-S 5:10:3 - 8% có (P2O5 hữu hiệu 10%, N: 5%, K2O: 3%, S: 8 - 10%, CaO: 18 - 20%, MgO: 2 - 2,5%, SiO2: 4 - 5%, Cu: 20 - 30ppm, Zn: 40 - 50ppm). Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót.
•Phân N-P-K 5:10:3*KS Bảng 3.1. Bảng thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS Nitơ (N) 5% Đồng (Cu) 20-30 ppm Lân (P2O5) 10% Kẽm (Zn) 40-50 ppm Kali oxit (K2O) 3% Lưu huỳnh (S) 8 - 10% Canxi (CaO) 18 - 20%
Magie oxit (MgO) 2 - 2,5%
Silic điôxít (SiO2) 4 - 5%
Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót.
* Phân vi sinh
+ Mật độ vi sinh hữu ích: 1,0 - 109 tb/gr + Hàm lượng chất hữu cơ: 30%
+ Acid Humic: 9%
+ Ngoài ra còn có một số nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây trồng.
* Phân chuồng
Phân gà ủ hoai mục
3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiêncứu
- Địa điểm nhiên cứu: tại mô hình khoa lâm nghiệp Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/04/2020đến 30/06/2020.
3.2. Nội dung nghiên cứu
• Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím
• Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây Ba Kích Tím (Hvn).
• Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số lá của cây Ba Kích Tím • Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số mầm của cây Ba Kích Tím. • Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây Ba Kích Tím.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây Ba Kích Tím ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc …). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu.
Bố trí các thí nghiệm về mùa vụ trồng, mật độ trồng, phương thức trồng khác nhau nhằm đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng của cây Ba Kích Tím tại khu vực nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm3.3.2.1. Công tác chuẩn bị 3.3.2.1. Công tác chuẩn bị - Giống cây - Làm đất lên luống - Giàn che - Giấy A4, bút
- Thước đo chiều cao
Thí nghiệm được thực hiện theo các phương thức trồng khác nhau, 3 lần lặp/công thức, diện tích cho một công thức là 2m2theo hố ngẫu nhiên theo khối (RCBD).
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân
3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 24 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức bón phân trội nhất. Cụ thể như sau:
CT.2 CT.3 CT.1 CT.4
CT1 CT2 CT4 CT3
CT 1: Phân chuồng hoai CT 2: Phân Đầu trâu (NPK) CT 3: Phân Vi sinh (Sông Danh) CT 4: Không bón phân (CTĐối chứng)
Từ 4 công thức sẽ chọn ra được công thức được bón bởi phân đem lại chất lượng, hiệu quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 100 - 200kg/ha, phân Đầu trâu khoảng 80 - 100kg/ha, phân Vi sinh khoảng 100 - 150kg/ha) theo khuyến cáo kỹ thuật.
Các công thức được rút thăm ngẫu nhiên: CT.1, CT.2, CT.3 và CT.4 được bón phân vớinồng độ khác nhau (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 0,4kg trong một công thức, phân Đầu trâu khoảng 0,2kg trong một công thức, phân Vi sinh khoảng 0,25kg trong một công thức)
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân Lần lặplại Công thức thí nghiệm
1 CT.3 CT.1 CT.4 CT.2
2 CT.4 CT.2 CT.1 CT.3
3 CT.1 CT.2 CT.4 CT.3
- Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 24 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con.
- Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1 đặt thước sát gốc đến hết ngọn cây.
- Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều caocủa các công thức. - Số mầm: Đếm số mầm theo thứ tự của các cây đo chiều caocủa các công thức.
Bảng 3.4.Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Ba Kích Tím
Ngày điều tra: ... Người điều tra: Quan Văn Thạch
Nơi điều tra: Mô hình khoa lâm nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
STT Số mầm Hvn Số lá Chất lượng Ghi chú Tốt TB Xấu 1 2 3 ....
Tổng số cây trên 1 công thức là: 24 cây.
Tổng số cây của cảcông thức thí nghiệm là: 288 cây.
Đặc điểm cây giống được thí nghiệm: Giống cây Ba Kích Tím được mua từ giống mọc dại tự nhiên các chỉ số trung bình
Hvn = 6 Số lá = 6 Số mầm = 2
Không sâu bệnh, sinh trưởng tốt đủ tiêu chuẩn chiều cao, số lá, số mầm.
- Biện pháp kĩ thuật:
Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên.
- Làm đất:
Đất có tầng canh tác dài trên 40cm, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tươi xốp.
Tiến hành làm cỏ dại, phá váng (5 ngày/lần) Lên luống cao 25 - 30 cm
- Cách thức trồng:
Hàng cách hàng 30 x 30cm cây cách cây 20 x 20cm
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ấm (01 lần/ngày) để cây có thể bám rễ nhanh.
3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm
- Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: 15 ngày đo 1 lần, dùng thước mét để đo.
- Chỉ tiêu sinh trưởng về tỉ lên sống: 15 ngày kiểm tra 1 lần.
- Động thái ra lá: 15 ngày theo dõi 1 lần. Đếm số và đánh giá số lá trên cây. - Động thái ra mầm: 15 ngày theo dõi 1 lần, đếm số mầm trên cây. - Chất lượng của cây sau 1 tháng tuổi.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Trong đó:
* Thống kê mô tả
Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như chiều cao, số lá, số mầm để đánh giá sinh trưởng của cây trồng.
* Thống kê so sánh số lá, số mầm
So sánh hiệu quả của việc bón phân, khoảng cách trồng để phân tích đề tài. - Tỷ lệ sống: % x100 N n C Trong đó: C%: Tỷ lệ sống n: Số cây sống
- Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: M h Hvn Trong đó: vn
H : Là chiều cao trung bình của cây
∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây M: là tổng số cây.
* Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng
Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn…
Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn …
Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn…
Số liệu sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích bằng microsoft Excel 2010, SPSS 13.0.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống
Kết quả sự ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Ba kích tím được tổng hợp tại bảng 4.1a:
Bảng 4.1a. Tỷ lệ câyBa Kích Tím sống sau 75 ngày sử dụng các công thức phân bón
CTTT
Tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày
Số cây % Số cây % Số cây % Số cây % Số cây % Công thức 1 70 97,22 70 97,22 70 97,22 70 97,22 70 97,22 Công thức 2 70 97,22 70 97,22 70 97,2 70 97,22 70 97,22 Công thức 3 69 95,83 69 95,83 69 95,83 69 95,83 69 95,83 Công thức 4 66 91,67 65 90,3 65 90,3 65 90,3 65 90,3
Dẫn liệu từ bảng 4.1a ta thấy:
Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ngày 15 đạt tỷ lệ 97,22% đến ngày 30 tỷ lệ sống trung bình là 95,14% và không giảm nữa đến ngày 75 thì tỷ lệ sống trung bình vẫn là 95,14%. Sau 75 ngày theo dõi có thể nhận thấy
công thứ 1 và công thức 2 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,2%, công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 90,3%.
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây Ba Kích Tím sống
Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 2 tháng tuổi
Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between
Groups 212,4636 3 70,8212153 5,383969323 0,0018509 2,703594041 Within
Groups 1210,176 92 13,1540897
Total 1422,64 95
Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm • Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm.
So sánh: ta thấy FA = 5,383969 < F05 = 2,703594
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của câyBa kích tím.Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thứccòn lại.
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây rau cây ba kích tím được tổng hợp tại bảng 4.2a:
Bảng 4.2a. Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn)
CÔNG THỨC