Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây ba kích tím (morinda officinalis how) tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 35)

- Địa điểm nhiên cứu: tại mô hình khoa lâm nghiệp Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/04/2020đến 30/06/2020.

3.2. Nội dung nghiên cứu

• Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím

• Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây Ba Kích Tím (Hvn).

• Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số lá của cây Ba Kích Tím • Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số mầm của cây Ba Kích Tím. • Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây Ba Kích Tím.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây Ba Kích Tím ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc …). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu.

Bố trí các thí nghiệm về mùa vụ trồng, mật độ trồng, phương thức trồng khác nhau nhằm đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng của cây Ba Kích Tím tại khu vực nghiên cứu.

3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm3.3.2.1. Công tác chuẩn bị 3.3.2.1. Công tác chuẩn bị - Giống cây - Làm đất lên luống - Giàn che - Giấy A4, bút

- Thước đo chiều cao

Thí nghiệm được thực hiện theo các phương thức trồng khác nhau, 3 lần lặp/công thức, diện tích cho một công thức là 2m2theo hố ngẫu nhiên theo khối (RCBD).

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân

3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 24 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức bón phân trội nhất. Cụ thể như sau:

CT.2 CT.3 CT.1 CT.4

CT1 CT2 CT4 CT3

CT 1: Phân chuồng hoai CT 2: Phân Đầu trâu (NPK) CT 3: Phân Vi sinh (Sông Danh) CT 4: Không bón phân (CTĐối chứng)

Từ 4 công thức sẽ chọn ra được công thức được bón bởi phân đem lại chất lượng, hiệu quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 100 - 200kg/ha, phân Đầu trâu khoảng 80 - 100kg/ha, phân Vi sinh khoảng 100 - 150kg/ha) theo khuyến cáo kỹ thuật.

Các công thức được rút thăm ngẫu nhiên: CT.1, CT.2, CT.3 và CT.4 được bón phân vớinồng độ khác nhau (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 0,4kg trong một công thức, phân Đầu trâu khoảng 0,2kg trong một công thức, phân Vi sinh khoảng 0,25kg trong một công thức)

Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân Lần lặplại Công thức thí nghiệm

1 CT.3 CT.1 CT.4 CT.2

2 CT.4 CT.2 CT.1 CT.3

3 CT.1 CT.2 CT.4 CT.3

- Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 24 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con.

- Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1 đặt thước sát gốc đến hết ngọn cây.

- Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều caocủa các công thức. - Số mầm: Đếm số mầm theo thứ tự của các cây đo chiều caocủa các công thức.

Bảng 3.4.Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Ba Kích Tím

Ngày điều tra: ... Người điều tra: Quan Văn Thạch

Nơi điều tra: Mô hình khoa lâm nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

STT Số mầm Hvn Số lá Chất lượng Ghi chú Tốt TB Xấu 1 2 3 ....

Tổng số cây trên 1 công thức là: 24 cây.

Tổng số cây của cảcông thức thí nghiệm là: 288 cây.

Đặc điểm cây giống được thí nghiệm: Giống cây Ba Kích Tím được mua từ giống mọc dại tự nhiên các chỉ số trung bình

Hvn = 6 Số lá = 6 Số mầm = 2

Không sâu bệnh, sinh trưởng tốt đủ tiêu chuẩn chiều cao, số lá, số mầm.

- Biện pháp kĩ thuật:

Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên.

- Làm đất:

Đất có tầng canh tác dài trên 40cm, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tươi xốp.

Tiến hành làm cỏ dại, phá váng (5 ngày/lần) Lên luống cao 25 - 30 cm

- Cách thức trồng:

Hàng cách hàng 30 x 30cm cây cách cây 20 x 20cm

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ấm (01 lần/ngày) để cây có thể bám rễ nhanh.

3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm

- Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: 15 ngày đo 1 lần, dùng thước mét để đo.

- Chỉ tiêu sinh trưởng về tỉ lên sống: 15 ngày kiểm tra 1 lần.

- Động thái ra lá: 15 ngày theo dõi 1 lần. Đếm số và đánh giá số lá trên cây. - Động thái ra mầm: 15 ngày theo dõi 1 lần, đếm số mầm trên cây. - Chất lượng của cây sau 1 tháng tuổi.

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Trong đó:

* Thống kê mô tả

Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như chiều cao, số lá, số mầm để đánh giá sinh trưởng của cây trồng.

* Thống kê so sánh số lá, số mầm

So sánh hiệu quả của việc bón phân, khoảng cách trồng để phân tích đề tài. - Tỷ lệ sống: % x100 N n C  Trong đó: C%: Tỷ lệ sống n: Số cây sống

- Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: M h Hvn Trong đó: vn

H : Là chiều cao trung bình của cây

∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây M: là tổng số cây.

* Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng

Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn…

Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn …

Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn…

Số liệu sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích bằng microsoft Excel 2010, SPSS 13.0.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống

Kết quả sự ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Ba kích tím được tổng hợp tại bảng 4.1a:

Bảng 4.1a. Tỷ lệ câyBa Kích Tím sống sau 75 ngày sử dụng các công thức phân bón

CTTT

Tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím

15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày

Số cây % Số cây % Số cây % Số cây % Số cây % Công thức 1 70 97,22 70 97,22 70 97,22 70 97,22 70 97,22 Công thức 2 70 97,22 70 97,22 70 97,2 70 97,22 70 97,22 Công thức 3 69 95,83 69 95,83 69 95,83 69 95,83 69 95,83 Công thức 4 66 91,67 65 90,3 65 90,3 65 90,3 65 90,3

Dẫn liệu từ bảng 4.1a ta thấy:

Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ngày 15 đạt tỷ lệ 97,22% đến ngày 30 tỷ lệ sống trung bình là 95,14% và không giảm nữa đến ngày 75 thì tỷ lệ sống trung bình vẫn là 95,14%. Sau 75 ngày theo dõi có thể nhận thấy

công thứ 1 và công thức 2 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,2%, công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 90,3%.

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây Ba Kích Tím sống

Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 2 tháng tuổi

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between

Groups 212,4636 3 70,8212153 5,383969323 0,0018509 2,703594041 Within

Groups 1210,176 92 13,1540897

Total 1422,64 95

Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm

• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm • Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm.

So sánh: ta thấy FA = 5,383969 < F05 = 2,703594

Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của câyBa kích tím.Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thứccòn lại.

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm)

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây rau cây ba kích tím được tổng hợp tại bảng 4.2a:

Bảng 4.2a. Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn)

CÔNG THỨC

Sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Ba Kích Tím (cm) 15 NGÀY 30 NGÀY 45 NGÀY 60 NGÀY 75 NGÀY Công thức 1 8,642 9,978 12,126 13,95 14,14 Công thức 2 8,486 9,191 11,104 14,39 15,02 Công thức 3 7,842 9,426 10,482 13,23 13,37 Công thức 4 7,518 8,719 8,919 10,48 10,54 Trung bình 8,226 9,329 10,658 13,01 13,27

Theo kết quả từ bảng 4.2a chiều cao của cây Ba Kích Tím qua các lần đo tăng lên rõ rệt. Tăng trưởng chiều cao của cây Ba Kích Tím sử dụng các công thức bón phân khác nhau là không giống nhau. Kết quả lần đo thứ 5 cho thấy chiều cao trung bình 5 lần đo cây Ba Kích Tím sử dụng công thức 2 là cao nhất đạt 15,02cm, chiều cao trung bình 5 lần đo cây Ba Kích Tím sử dụng công thức 4 là thấpnhất đạt 10,54cm.

Bảng 4.2b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây giai đoạn 2 tháng tuổi

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between

Groups 30.98507 3 10.3283565 102.4814459 1.008E-06 4.066180551 Within

Groups 0.806262 8 0.1007827

Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm

• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm • Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm

So sánh: ta thấy FA =102.4814> F05 = 4.066180

Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao của cây cây ba kích tím. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá

Bảng 4.3a. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá SINH TRƯỞNG SỐ LÁ CÂY BA KÍCH TÍM CÔNG THỨC 15 NGÀY 30 NGÀY 45 NGÀY 60 NGÀY 75 NGÀY CT1 9,609 12,565 14,522 15,125 15,22 CT2 8,652 11,127 12,826 14,25 14,50 CT3 7,261 10,304 12,435 13,4167 13,74 CT4 6,545 8,857 9,571 9,318 9,86 TB 8,01675 10,71325 12,3385 13,027425 13,33

Từ kết quả bảng 4.3a ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây cây ba kích tím Sau 75 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 1 cây Ba kích tím có số lá trung bình nhiều nhất đạt15,22lá/cây, công thức 4 cây Ba Kích Tím có số lá trung bình ít nhất là 9,86 lá/cây.

Bảng 4.3b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 2 tháng tuổi

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between

Groups 51.44256 3 17.14752 131.2554 3.84E-07 4.066181

Within

Groups 1.045139 8 0.130642

Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm

• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm • Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm.

So sánh: ta thấy FA = 131.2554 > F05 = 4.066181

Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số lá của cây Ba kích tím. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.

Hình 4.3. Sinh trưởng số lá của câyBa Kích Tím

4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón đến sinh trưởng của số mầm Bảng 4.4a.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng

của số mầm sau 75 ngày

LÂN LẶP 1 2 3 TRUNG BÌNH

Công thức 1 2,67 2,5 2,63 2,6

Công thức 2 2,29 2,29 2,21 2,26

Công thức 3 2,5 2,13 1,88 2,17

Từ kết quả bảng 4.4a ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra mầm của cây Ba Kích Tím. Sau 75 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 1 cây ba kích tím có số mầm trung bình nhiều nhất đạt 2,6 mầm/cây, công thức 4 cây ba kích tím có số mầm trung bình ít nhất là 1,61 mầm/cây.

Bảng 4.4b. Phân tích phương sai một nhân tố đếnsinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 2 tháng tuổi

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between

Groups 18,86458 3 6,288194 11,11636 2,71E-06 2,703594

Within Groups 52,04167 92 0,56567

Total 70,90625 95

Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm

• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm • Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm

So sánh: ta thấy FA = 11,11636 > F05 = 2,703594

Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số mầm của cây Ba Kích Tím. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.

Hình 4.4. Sinh trưởng số lá mầm của cây Ba Kích Tím

4.5. Chất lượng

Bảng 4.5. Chất lượng của cây Ba Kích Tím sau 75 ngày theo dõi

CTTN Số cây sống sau 75 ngày Chất lượng Tốt Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%) Xấu Tỷ lệ (%) 1 70 59 84,29 5 7,14 6 8,57 2 70 62 41,43 7 38,57 1 20,00 3 69 55 57,97 10 28,99 4 13,04 4 65 40 30,77 20 32,31 5 36,92

Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đừng kính, cây mọc dài, không sâu bệnh, không cụt ngọn...

Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây không tròn đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn...

Cây xấu:là những cây có các chỉ tiêu về sinh trưởng số lá, số mầm Hvnthấp hơn cây trung bình; Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc...

Từ kết quả bảng 4.5a ta thấy cây Ba Kích Tím sử dụng các công thức phân bón khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, công thức 1 có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 84,29%, cây chất lượng xấu chỉ là 8,57%. Công thức 4 có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 30,77%, cây có chất lượng xấu là 36,92%.

Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện chất lượng cây Ba Kich Tím sống sau 75 ngày sử dụng các công thức phân bón

4.6. Đề xuất một số giải pháp gây trồng câyBa Kích Tím

- Cập nhật quy trình kỹ thuật trồng cây rau Ba Kích Tím phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu.

- Công tác quy hoạch, điều tra, khảo sát các vùng trồng cây rau Ba Kích Tím phải đi trước một bước để chủ động kế hoạch và thời vụ trồng mới cây.

- Điều chỉnh công tác thiết kế để phù hợp với địa hình, hướng gió.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây ba kích tím (morinda officinalis how) tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 35)