Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị mac lenin (Trang 50 - 51)

- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.

d) Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế

cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế

Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế.

Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị

Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "Chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc

Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giác mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc đụng độ đó lá các cường quốc đế quốc.

Câu 20: Phân tích vai trò của sở hữu nhà nước trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ?

Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện ở sở hữu nhà nước tăng lên và biểu hiện ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hưu độc quyền tư nhân , hai loại ở hữu này gắn kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội. Sở hữu nhà nước bao gồm động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ( ví dụ như : gtvt, giáo dục, y tế, … trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất )

Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau : xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân, mở rộng xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân …

Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng : + Mở rộng sx tư bản chủ nghĩa , địa bàn rộng lớn

+ Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn

+ Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền

Sở hữu nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chất của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,vì nó biểu hiện ra như “ có tính xã hội ’’. song trong thực tế nó không vượt được khuôn khổ của sở hữu tư bản chủ nghĩa, vì trong các xí nghiệp nhà nước, công nhân vẫn là người lao động làm thuê. Các xí nghiệp nhà nước được sử dụng như những công cụ chủ yếu phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền, vì vậy công nhân vẫn không phải là người chủ đối với tư liệu sản xuất của xí nghiệp nhà nước

Câu 21: Phân tích các công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà

nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá

trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay

vai trò của nhà nước tư bản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội mà còn

tham gia điều tiết nền kinh tế. Các công cụ chủ yếu để nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước bao gồm:

+ Ngân sách.

Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị mac lenin (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)