Dựa theo mô hình tổ chức quản lý: có hai loạ

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị mac lenin (Trang 55 - 62)

- Phân loại doanh nghiệp nhà nước:

Dựa theo mô hình tổ chức quản lý: có hai loạ

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị. Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị.

+ Hệ thống tiền tệ - tín dụng. + Kế hoạch hóa.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

Câu 22: Phân tích những tác động tiêu cực của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa?

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, không phải không có những hạn chế, những nhược điểm rất cơ bản, thậm chí cả những khuyết tật không dễ gì sửa chữa. Như C. Mác đã chỉ ra, quy luật tuyệt đối của các nhà tư bản là tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Nếu không thu được lợi nhuận tối đa thì chẳng có một nhà tư bản nào lại chịu bỏ vốn ra để sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, theo C. Mác, dưới chủ nghĩa tư bản, “lợi nhuận chỉ là hình thái thứ sinh, phái sinh và được biến đổi của giá trị thặng dư, là hình thái tư sản trong đó đã xóa hết những nguồn gốc của nó”, còn giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư “là biểu hiện chính xác của mức độ tư bản bóc lột sức

lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân”. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị

trường tư bản chủ nghĩa, chính lao động thặng dư của người công nhân là nguồn gốc đem lại lợi nhuận và làm giàu cho nhà tư bản.

Như một quy luật, khi mà lợi nhuận kếch xù và sự giàu có tập trung về phía các nhà tư bản thì tất nhiên là sự khốn cùng và sự nghèo đói sẽ đổ dồn về phía những người lao động làm thuê, về phía những người vô sản. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa kể cả ở giai đoạn hiện nay, của cải vẫn đang ngày càng tập trung về một phía, còn nghèo khó thì vẫn đổ dồn về phía người lao động.

Ở đây, người lao động tuy là lực lượng chủ yếu làm ra của cải cho xã hội nhưng lại được hưởng rất ít thành quả do chính họ làm ra. Vì vậy, sẽ không quá nếu nói rằng, trong nền kinh tế thị trường tư

bản chủ nghĩa, người lao động không phải là mục tiêu hay đối tượng của sự phục vụ của nền kinh tế.

Như vậy, trong mỗi nền kinh tế thị trường, tuỳ theo các điều kiện phát triển cụ thể, vai trò, vị trí và chức năng của từng yếu tố không hoàn toàn giống nhau. Điều này tạo nên đặc thù của các mô hình kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường ở những quốc gia cụ thể.

Câu 23: Phân Tích những biểu hiện cạnh Tranh Trong Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền?

– Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.

– Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:

Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đối thủ.

Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…

Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.

Câu 24: Độc quyền là gì ? Vì sao độc quyền chi phối quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa ?

Độc quyền là hiện tượng được xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, việc “độc quyền” của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó.

Việc giữ được thế độc quyền trong cung ứng dịch vụ, sản phẩm đã giúp nhiều công ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, đặc biệt là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Đồng thời còn giúp cho các công ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường.

Về bản chất thì độc quyền được xác định là hậu quả tất yếu sẽ xảy đến trong quá trình cạnh tranh không được định hướng và chịu sự điều chỉnh của bất cứ yếu tố nào cụ thể. Xuất phát điểm từ việc tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, nhiều thành phần bắt đầu chuyển dịch sang quá trình cạnh tranh không lành mạnh, điều này dần dần đòi hỏi những công ty khác cần phải tạo ra sự độc quyền cho chính minh trong thị trường cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Vì sao độc quyền chi phối quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa ?

Quá trình sản xuất nói chung là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến chúng thành các sản phẩm có ích cho xã hội , với tính chất cạnh tranh, tỷ lệ giá cả - chất lượng của các mặt hàng có xu hướng được cải thiện và mang lại lợi ích cho các khách hàng. Khách hàng có thể mua được nhiều hàng hơn, có chất lượng tốt hơn với giá ngày càng rẻ hơn. Ở khu vực công cộng và hộ gia đình, điều này có nghĩa là nhiều nhu cầu được thỏa mãn với mức giá ngày càng giảm. Vì lý

do này, năng suất của các khách hàng sẽ tăng lên theo thời gian, dù cho mức lương của họ có thể vẫn không đổi . Độc quyền chi phối quá trình sản xuất vì độc quyền không có cạnh tranh , là lợi ích của một nhóm hoặc một công ty khi đó nỗ lực tạo ra , hoàn thiện sản phẩm không còn cần thiết dẫn đến năng suất mua hàng giảm dần

Mặt tích cực của cạnh tranh trong lưu thông hàng hóa :

Kích thích lực lượng sản xuất , khoa học kĩ thuật phát triển , năng suất lao động tăng lên

Khai thác tối đa mọi nguồn lực đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế , góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Độc quyền không cho phép cạnh tranh xảy ra bằng cách cạnh tranh không lành mạnh nên dần dần kéo lùi nền kinh tế không có động lực để tiếp tục thúc đẩy , đổi mới

Câu 25: Phân tích tác động tích cực của độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

Tác động tích cực độc quyền:

1. Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động KHKT 2. Làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức

3. Tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại

Ưu điểm của độc quyền

Mặc dù đây được xem là một trong những bước tất yếu của quá trình phát triển thị trường, tuy nhiên về bản chất thì độc quyền cũng đã đem lại những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể về những ưu điểm như:

– Quy mô kinh tế

Các công ty chiếm vị thế độc quyền có thể được hưởng phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế, tức là mở rộng về quy mô kinh tế, dẫn đến việc chi phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ có thể giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thể sử dụng các mặt hàng có tính “độc quyền” với mức giá rẻ hơn.

Nghiên cứu và phát triển

Hiểu về bản chất của sự “độc quyền” là gì nên những công ty độc quyền sẽ tận dụng tôi đa để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền này sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển và đồng thời còn có thể tiến hành tích lũy khoản tài chính lớn để sử dụng vào những thời điểm khó khăn.

Dẫn chứng cụ thế nhất cho ưu điểm này chính là việc độc quyền trong các công ty Dược phẩm, đây là tổ hợp của cả một công trình phức tạp, từ việc đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm đến sản xuất sản phẩm với nhiều rủi ro có thể gặp phải.

Do vậy các sản phẩm này cần phải đảm bảo tính độc quyền, vì những ngành nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn và gặp nhiều rủi ro như vậy thì việc phải cạnh tranh như vậy sẽ là không phù hợp với tiến trình phát triển công ty.

Phần lợi nhuận lớn mà các công ty độc quyền thu được sẽ có thể được sử dụng cho quá trình nghiên cứu, phát minh và thử nghiệm sản phẩm, điều này giúp các công ty đảm bảo được sử “độc quyền” trong sản phẩm của mình, đồng thời ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm trên thị trường.

– Có được sức mạnh độc quyền

Hiểu một cách đơn giản thì các công ty sẽ dễ dàng đạt được và giữ vững được sự “độc quyền” của họ khi đã làm tốt hơn các đối thủ của họ trong cùng một ngành nghề đó. Đồng nghĩa với việc danh tiếng của họ cũng sẽ lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực.

Câu 26: Nguyên nhân cơ bản để hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao. Do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản… đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…

Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.

Câu 27: Phân tích đặc điểm tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.

Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nước và điện lực, cần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau: mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền.

Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mổi liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là cácten, xanhđica, tơnrớt, côngxoỏcxiom, cônggơlômêrát.

- Cácten (Cartel) là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, V.V.. Các nhà tư bản tham gia cácten vần độc lập về sản xuẩt và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn.

- Xanhđica (Syndicate) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán đề mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. - Tơrớt (Trust) là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tơrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

- Côngxoócxiom (Consortium) là một hình thức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị mac lenin (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)