Phân tích nội dung hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị mac lenin (Trang 69 - 70)

- Phân loại doanh nghiệp nhà nước:

36. Phân tích nội dung hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

- Thể chế: là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhầm điều chỉnh hoạt động của con người trong 1 chế độ xã hội

- Thể chế kinh tế: là những quy tắc, luật pháp , bộ máy quản lý và cơ chế vận hành, nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.

+Thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa đồng bộ

Vì thể chế kinh tế thị trường gồm các bộ phận cấu thành nó có quy tắc, cơ chế vận hành, chủ thể quản lý, bộ máy quản lý,… do những yếu tố hợp thành của thế chể KTTT CNXH Việt Nam chưa đồng bộ

+ Hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ

Vì trong quá trình phát triển có thể thể chế có thể hoàn thiên nhưng mà để đầy đủ thì rất là khó bởi vì bản thân thể chế kinh tế là do Nhà nước đặt ra. Và nhà nước đặt ra thể chế này trên cơ sở nắm thực tiễn vận hành của nên kinh tế, của đời sống thực tiễn xã hội. Nhưng mà thường đời sống thực tiễn xã hội thường vận động nhanh hơn cải cách thể chế do vậy thì nó rất khó đầy đủ.

+ Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

2. Nội dung hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

- Vai trò, định hướng phát triển các thành phần trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật nhưng mỗi thành phần kinh tế có vai trò khác nhau, có yêu cầu về định hướng phát triển khác nhau. Những quan điểm này đã được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội Đảng nhiều nhiệm kỳ. Điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII là xác định rõ hơn vai trò và định hướng phát triển của các thành phần kinh tế, một nội dung rất quan trọng để hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

+ Tạo mọi điều kiện để nền kinh tế phát triển: Cụ thể hóa bằng chính sách, pháp luật..

+ Tăng cường sức mạnh của kinh tế Nhà nước, phát huy tốt hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân để nó thực sự là động lực của nền kinh tế.

- Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia. Sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, tháo gỡ những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển. Xây dựng khung khổ luật pháp, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.

- Hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường.

+ Bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. + Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ, kể cả các dịch vụ công cơ bản, thu hẹp những loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước quyết định giá.

+ Phát triển đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế.

+ Phát triển thị trường các yếu tố sản xuất để thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường đất đai, bất động sản. + Phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm trên nền tảng ứng dụng công nghệ số.

+ Phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học - công nghệ để khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.

+ Phát triển thị trường lao động linh hoạt gắn với cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội.

+ Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo các phương thức tổ chức, giao dịch văn minh, hiện đại.

+ Phát triển thị trường dịch vụ pháp lý hỗ trợ cho hoạt động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp...

- Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. +Tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa, cơ cấu lại DNNN; tạo điều kiện thúc đẩy DNNN đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động trong cơ chế thị trường; đồng thời, quản lý chặt chẽ không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.

+Sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp, các ngành, lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị mac lenin (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)