II. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ
2. Đối với hoạt động Marketing
Doanh nghiệp sản xuất gỗ cũng như các hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và nhanh chóng mở rộng sang các thị trường mới như Nga, Ấn Độ, Trung Á, Trung Đông. Đây đều là những thị trường giàu tiềm năng và có nhu cầu lớn do hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ tại những thị trường này chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hơn nữa, những quy định pháp lý liên quan đến sản phẩm gỗ nhập khẩu tại đây lại không khắt khe bằng thị trường Âu Mỹ và các yêu cầu về chuẩn mực, mẫu mã hay thị hiếu cũng không ở mức cao như những thị trường khó tính này. Vấn đề chính ở đây chỉ là việc các doanh nghiệp Việt Nam tìm được cho mình đối tác cũng như hệ thống phân phối phù hợp.
Những doanh nghiệp quá phụ thuộc vào xuất khẩu và ít lưu tâm đến thị trường trong nước cần phải cải tạo, xây dựng lại hệ thống phân phối và hoạt động xúc tiến thương mại trong nước. Nước ta vẫn còn nhiều doanh nghịệp không có hệ thống phân phối của riêng mình. Tuy nhiên, bản thân họ
lại vốn không quen với việc vừa phải tập trung sản xuất, vừa phải đi đến từng của hàng, đại lý tiếp thị và cung cấp sản phẩm theo kiểu nhỏ giọt. Trong khi đó, nguồn thu chính lại đến từ số lượng lớn các container xuất khẩu. Bởi vậy, các doanh nghiệp kiểu này cần trích lập một phần lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu để lập quỹ xây dựng cơ sở phân phối riêng. Một khi thực hiện được, doanh nghiệp lúc ấy sẽ có cơ hội quảng bá và đưa ra tất cả các sản phẩm của mình ra thị trường thay vì chỉ là một vài sản phẩm cho các đại lý, đồng thời còn không bị chia sẻ lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp khi gặp khó khăn về kinh phí trong việc quảng cáo đến tay người tiêu dùng, họ hoàn toàn có thể sử dụng nhiều phương tiện có chi phí thấp hơn như phát tờ rơi, cataloge đến tay người tiêu dùng, dán áp phích quảng cáo, đặt biển quảng cáo ngoài trời.