Đối với hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)

I. Về phía chính phủ

3. Đối với hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu

Với việc pháp luật nhiều nơi thắt chặt hơn hoạt động truy xuất nguồn gốc và kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng gỗ nhập khẩu thông qua các bằng chứng gốc, chính phủ và cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý rừng là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án tái tạo và bảo vệ rừng theo tiêu chuẩn của FSC - Hội đồng quản lý rừng thế giới, đặc biệt là với các khu rừng mà doanh nghiệp được phép khai thác gỗ. Có như vậy, nguồn gỗ nguyên liệu khi khai thác ra mới được cấp chứng chỉ rừng của FSC - một điều kiện kiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu được sản phẩm sang cho khách hàng ở thị trường Âu, Mỹ và giúp doanh nghiệp tránh được các rào cản thương mại với mục đích bảo hộ tại các nước này.

Chính phủ nước ta cần đứng ra đại diện và hỗ trợ cho hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong việc phản bác lại những cáo buộc tương tự như kiểu của EIA (Environmental Investigation Agency) - một tổ chức môi trường có trụ sở ở Anh và của Telapak khi hai tổ chức này cho rằng Việt Nam đang trở thành trung tâm chế biến gỗ bất hợp pháp ở Đông Nam Á và sử dụng chủ yếu nguồn gỗ lậu bởi những bản báo cáo này kiểu này dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam cũng như quan hệ làm ăn với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Nhằm tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp khi được giao rừng đã quản lý, sử dụng nguồn gỗ không có hiệu quả, đồng thời còn để cho các đối tượng lâm tặc khai thác bừa bãi mà không có hành động bảo vệ lẫn đối phó nào, chính phủ cần nhanh chóng ban hành và bổ sung chi tiết các quy định về xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp. Thực tế là cơ quan quản lý địa phương đang gặp khó khăn trong việc yêu cầu doanh nghiệp bồi thường do không thể nào định giá được thiệt hại. Bởi vậy, để khắc phụ điều này, chính

phủ có thể quy định mức xử phạt và đòi bồi thường cụ thể, tính theo đơn vị cây hay hecta. Thậm chí, chính phủ hoàn toàn có thể cho bãi miễn doanh nghiệp khai thác, bãi miễn cán bộ đã ra quyết định trong việc giao đất, giao rừng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chính phủ cần ra những chỉ thị thích hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trồng rừng mà hiện tại đang gặp khó khăn về vốn hay quản lý không hiệu quả có thể chuyển nhượng lại các khu rừng đã trồng cho các doanh nghiệp khác có đủ năng lực hơn để tiếp quản. Làm được những điều này, nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sẽ được khai thác có hiệu quả hơn và buộc doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý thuộc địa phương có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động của mình.

Bên cạnh việc đẩy mạnh các dự án giao đất trồng rừng và giao rừng cho doanh nghiệp quản lý, khai thác và tái tạo, chính phủ và cơ quan quản lý địa phương cần tiến hành đánh giá kỹ các phương án đầu tư một cách có chọn lọc để có thể tìm ra các doanh nghiệp có năng lực thực sự. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm bớt việc nhập khẩu và đảm bảo cho nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả.

Chính phủ cần có biện pháp hoặc ra những chỉ thị thích hợp ngăn chặn việc khai thác cây non làm mảnh dăm cho công nghệ giấy có giá trị chỉ khoảng 70 USD/tấn, để dành cây cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có giá khoảng 1500 USD/tấn. Và khi cây lớn, không những thân cây được dùng cho sản xuất hàng mộc với giá trị cao như vừa nêu mà các cành ngọn vẫn dùng làm dăm cho công nghiệp giấy. Điều này tăng đáng kể giá trị thu hoạch của rừng trồng, kích thích trở lại cho việc đầu tư trồng rừng mà không cần có sự trợ giúp tài chính của chính phủ nữa.

Tại các khu vực, địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ và là trung tâm lớn về sản xuất đồ gỗ của cả nước, việc đảm bảo có được nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu để kịp phục vụ sản xuất, giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch và phòng tránh rủi ro đối với những biến động,

bản thân nhiều đối tác nước ngoài có tiềm lực về gỗ nguyên liệu với năng lực cung ứng cao cũng muốn đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm của mình. Bởi vậy, cơ quan quản lý thuộc các khu vực này nên nhanh chóng cho phép hiệp hội sản xuất đồ gỗ xây dựng và thành lập chợ đầu mối về gỗ trong kho ngoại quan đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Mô hình này được áp dụng sẽ giúp cho các đối tác nước ngoài có thể trực tiếp đổ gỗ vào chợ đầu mối để chào bán, góp phần nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp một lúc thay vì phải mất công giải quyết và làm thủ tục cho nhiều đơn hàng riêng lẻ khác nhau. Bên cạnh đó, tại chợ đầu mối, mỗi doanh nghiệp có thể xem xét, lựa chọn kịp thời từng số lượng, từng chủng loại phù hợp với các đơn hàng và khách hàng của mình thay vì phải đi tìm kiếm các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu có sản phẩm phù hợp như trước đây. Làm được điều này, cả doanh nghiệp trong nước lẫn nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí cho việc giao dịch, tìm nguồn hàng.

Nhà nước cần xây dựng các trung tâm thử nghiệm chất lượng gỗ và sản phẩm gỗ cấp quốc gia và xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm định chất lượng và được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định. Những vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi các thị trường lớn như EU và Mỹ yêu cầu kiểm định chất lượng, xuất xứ của gỗ, sản phẩm gỗ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)