4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
Tình trạng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ Mobile Banking không đồng bộ.
Trong quá trình tin học hệ thống ngân hàng chưa kết hợp chặt chẽ quá trình đó với cải cách hành chính. Việc phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ, nhịpnhàng.
Trìnhđộ của cán bộ ngân hàng hiểu biết về Mobile Banking còn bộc lộ khá nhiều điểm yếu, không được tiếp cận, không được hướng dẫn đầy đủ về dịch vụnày là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến rủi ro của dịch vụ Mobile Banking.
Công tác marketing chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệt đối với dịch vụ Mobile Banking. Các hình thức quảng cáo, phát clip trên màn hình chờ phòng giao dịch vưa thật sự phong phú để thu hút sự chú ý của khách hàng. Chưa xây dựng được chính sách khuyến khích làm động lực cho đội ngũ bán hàng.
Nguyên nhân từphía khách hàng
Tâm lý e ngại, sợ rủi ro của kháchhàng về các sản phẩm dịch vụ Mobile Banking do không được tiếp cận những kiến thức này một cách chính thức mà thông qua nguồn thông tin khôngchính xác nên chưa hiểu rõ.
Khách hàng chưa có được nhiều kiến thức về các tiện ích cũng như hoạt động của dịch vụ Mobile Banking mang lại. Một mặt do ngân hàng không cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng để khách hàng có thể tự biết cách bảo mật thông tin.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤMOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH KHÊ.
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng TMCP Quốc tế ViệtNamchi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng
Dịch vụ Mobile Banking của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng hiện tại đã có một lượng khách hàng quen nhất định, vớidoanh thu tăng dần qua từng năm. Nếu Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thanh Khê có những định hướng đúng đắn và thực hiện những giải pháp tác động hiệu quả thì chắc chắn sẽ tạo nên lòng trung thành đối với lượng khách hàng quen và thu hút thêm được một lượng khách hàng mới dựa trên những nền tảng và thành công từ trước đến nay. Những định hướng cho VIB Thanh Khê trong thời gian tới được đưa ra như sau:
Thứ nhất, để phát triển dịch vụ Mobile Banking một cách bền vững, chi nhánh cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt ngân hàng nên phát triển dịch vụ Mobile Banking ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, môi trường pháp lý, trìnhđộ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng. Xây dựng hạ tầng công nghệ đồng bộ, đặc biệt hỗ trợ quản trị CRM (Quản trị quan hệ khách hàng) nhằm hiện đại hóa và thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc khách hàng. Dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các đối tượng khách hàng truyền thống của chi nhánh, đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu quả thông tin về dịch vụ từ các khách hàng truyền thống. Thực hiện khai thác hiệu quả Website của ngân hàng mình để tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn, hỗ trợ… nhằm thu hút khách hàng quan tâm và chú ý đến dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.
Thứ hai,nâng cao chất lượng dịch vụ Mobile Banking theo hướng ngày càng bổ sung thêm tiện ích, bảo đảm an toàn, cải tiến hệ thống bảo mật, bảo quản tài sản cũng như thông tin khách hàng, phù hợp với khả năng quản trị rủi ro hoạt động Mobile
Banking. Đồng thời xây dựng chính sách an ninh, bảo mật và chính sách quản trị, phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Mobile Banking nói riêng.
Thứ ba, kết hợp giữa hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và không ngừng nâng cao trìnhđộ nhân viên, để làm chủ công nghệ mới và phong cách làm việc phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Thứ tư, tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng, thiết kế các chương trình tri ân, khuyến mãi phù hợp và kích thích khách hàng tham gia dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Mobile Banking nói riêng.