III. Phân tích chỉ tiêu tài chính
3.2. Nhóm hệ số hiệu suất hoạt động
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu. Nhóm chỉ số này giúp ước tính hiệu quả tương quan của công ty trong việc sử dụng tài sản, đòn bẩy, hoặc các khoản mục khác trên báo cáo tài chính và là một nhân tố quan trọng trong việc xác định liệu cơ cấu quản lí của công ty có làm tốt trong việc sử dụng tài nguyên của mình để tạo ra doanh thu và tiền mặt
Bảng 2.4 : Nhóm hệ số hiệu suất hoạt động năm 2018-2020
STT Chỉ số hoạt động Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Vòng quay vốn lưu động (vòng) 1.49 1.57 1.32
2 Vòng quay hàng tồn kho (lần) 3 3.56 5.20
3 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 8.59 6.98 4.71
4 Vòng quay khoản phải trả (vòng) 16.12 23.24 15.52
Nhận xét:
- Số vòng quay vốn lưu động: Hệ số này đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Dựa vào vòng quay vốn lưu động chúng ta dễ dàng đánh giá được sự phát triển của một doanh nghiệp. Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2018 so với năm 2019 từ 1,49 vòng tăng lên 1,57 vòng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển. Việc hạn chế hàng tồn kho, lợi nhuận tăng, thu hồi vốn nhanh sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên chỉ số này giảm mạnh trong năm 2020 chỉ còn 1,32 vòng. Chứng tỏ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không tốt,. Những sản phẩm mà Công ty đang cung cấp ra thị trường không mang tới lợi nhuận cao dẫn tới khả năng thu hồi vốn chậm đồng thời yếu tố thị trường, dịch bệnh cũng khiến hệ số này giảm.
- Số vòng quay hàng tồn kho: Hệ số này là một trong những chỉ số tài chính quan trọng dùng để đo lường khả năng quản trị hàng tồn kho trong toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp. Số vòng hàng tồn kho trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 3; 3,56 và 5,20. Các chỉ số này có xu hướng tăng lên cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh thể hiện doanh nghiệp bán hàng nhanh, tốc độ tiêu thụ, sản lượng hàng hóa, độ ứ đọng hàng hóa.
- Số vòng quay khoản phải thu: Hệ số quay vòng các khoản phải thu là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Hệ số này trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm lần lượt là 8,59; 6,98 và
dụng không tốt hay những khách hàng của họ không có khả năng chi trả. Doanh nghiệp nên sửa đổi lại chính sách tín dụng của mình để đảm bảo thời gian thu hồi tiền, cần phải điều chỉnh chính sách bán hàng và tăng cường quản lý công nợ, các khoản thu để nhanh chóng thu hooif được phần vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu một công ty đang có hệ số vòng quay khoản phải thu giảm chỉnh sửa hiệu quả lại quy trình thu hồi của mình, thì có thể sẽ xuất hiện dòng tiền lớn trong báo cáo tài chính từ việc thu hồi những khoản nợ tồn đọng cũ.
- Số vòng quay khoản phải trả: Hệ số này cho biết chỉ số tài chính phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp hoặc hiểu là chính sách thanh toán công nợ đối với nhà cung cấp. Số vòng quay khoản phải trả năm 2018 so với năm 2019 có xu hướng tăng từ 16,12 lên 23,24. Tuy nhiên đến năm 2020 hệ số này giảm xuống còn 15,52. Vòng quay khoản phải trả giảm (Các khoản phải trả lớn), tiềm ẩn rủi ro về khẳ năng thanh toán, nhà cung cấp thường đánh giá khẳ năng tài chính doanh nghiệp kém, uy tín của doanh nghiệp có thể giảm sút trong mắt nhà cung cấp.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần: Hệ số này cho biết doanh thu của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận sau khi đã trừ các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, chiết khấu bán hàng và các mặt hàng bị trả lại. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của năm 2019 tăng so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 giảm còn 15,7%. Qua việc này, chủ doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi các chiến lược để tạo sự phù hợp, nhằm mang đến sự biến chuyển về kết quả hoạt động của đơn vị.
ra được bao nhiêu giá trị sản lượng. So sánh hệ số này trong 3 năm trở lại đây cho thấy chỉ số đang tăng lên lần lượt là 11,74: 14,55 và 16,94. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đảm bảo được quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra liền mạch, không bị gián đoạn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng mong đợi của các bên đầu tư liên quan. Vì thế, hiệu quả sử dụng TSCĐ đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, hiệu suất sử dụng TSCĐ chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công của việc đầu tư trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp.