Nguyên nhân những hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông (Trang 40)

IV. Phân tích Dupont

5.3. Nguyên nhân những hạn chế

Sở dĩ tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty còn các tồn tại trên là do các nguyên nhân sau :

 Trong thời gian vừa qua Công ty chưa chú trọng đến việc vay nợ dài hạn mà chỉ tập trung vào việc khai thác nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt, “lấy ngắn nuôi dài”.

 Công ty chưa có biện pháp chặt chẽ để thu hồi công nợ, chưa có chính sách quản lý phải thu phù hợp để thu hồi công nợ từ khách hàng, hoạt động kế toán chưa có sự chủ động linh hoạt trong việc thu hồi công nợ.

 Thời gian vừa qua các hoạt động thu hút khách hàng mới còn chưa được quan tâm đúng mức, ít sáng tạo trong việc thu hút khách hàng mới.

5.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty

Sau một loạt các phân tích , đánh giá về tình hình tài chính của Công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông ,đồng thời cũng là cơ hội tìm hiểu và học hỏi những kiến thức thực tế về hoạt động của một công ty cổ phần trong điều kiện hiện nay. Với vốn kiến thức hạn chế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số phương hướng biện pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công ty nhằm góp phần cải thiện khả năng thanh toán tại công ty trong thời gian tới. Những đóng góp này chủ yếu dựa trên những hạn chế mà công ty đang gặp phải. Cụ thể là:

a) Công ty cần có những biện pháp sử dụng tài sản có hiệu quả.

Bởi lẽ hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí doanh nghiệp. Vì vậy công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cần cố gắng cải thiện điều này .

Do vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định của Doanh Nghiệp có ý nghĩa thiết thực. Công ty cần chú trọng một số nội dung sau :

Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm

Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của năm, Công ty cần phải lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, đổi mới, tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định.

Kế hoạch này phải xác định rõ các nguồn vốn đầu tư tài sản cố định, xác định danh mục, số lượng, giá trị từng thứ tài sản cố định tăng, giảm trong năm, phân tích cụ thể tài sản cố định do công ty đầu tư, mua sắm hoặc điều chuyển. Công ty sẽ căn cứ vào đặc điểm, tính chất mỗi đối tượng tài sản cố định hiện có và tăng, giảm trong năm để lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp.

Mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải tính khấu hao. Mức tính khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Công ty không được tính và trích khấu hao đối với: những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh; tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho Công ty quản lý hộ giữ hộ; tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong Công ty nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi; những tài sản cố định phục vụ chung nhu cầu toàn xã hội đê đập, cầu cống, đường sá... mà Nhà nước giao cho Công ty quản lý, và các tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Công ty được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số từ giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối

Đi đôi với kế hoạch khấu hao tài sản cố định, Công ty cần lập kế hoạch sửa chữa lớn định kỳ và kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định.

Công ty phải có quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định

Quy chế này phải quy định một cách rành mạch, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận và từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định. Từ việc đầu tư, mua sắm đến việc khấu hao, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, trách nhiệm vật chất, chế độ thưởng, phạt trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định của Công ty cần quy định chi tiết việc phân loại tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính; nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định; nguyên tắc và phương pháp khấu hao tài sản cố định; nguyên tắc mua sắm, thanh lý, nhượng bán, thế chấp, cầm cố, trao đổi tài sản cố định; chế độ kiểm kê, kiểm soát và tổ chức sổ sách, hồ sơ quản lý tài sản cố định một cách an toàn và có hiệu quả cao.

Phải định kỳ phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định

- Cuối mỗi quý và năm, mỗi Công ty cần kiểm điểm, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định, nhằm phát huy những điểm mạnh, việc làm tốt; khắc phục những điểm yếu kém, sửa chữa những sai sót trong quản lý và sử dụng, đó là biện pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường việc quản lý và sử dụng tài sản cố định.

- Khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, mỗi Công ty cần so sánh các chỉ tiêu hiệu quả trong kỳ báo cáo với kỳ báo cáo trước để biết được động thái sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là tỉ suất giữa doanh thu thuần trong kỳ với nguyên giá bình quân trong kỳ của tài sản cố định. Tỷ suất này phản ánh 1 đồng nguyên giá tài sản cố định làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ suất này càng lớn hơn 1 càng tốt.

suất giữa doanh thu thuần trong kỳ với số dư bình quân vốn cố định trong kỳ. Tỷ suất này phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Mỗi Công ty tiến hành việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định một cách đều đặn theo định kỳ, chắc chắn sẽ rút ra nhiều điều bổ ích. - Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ, mỗi Công ty cần tiến hành đồng bộ, liên tục mới phát huy được tác dụng tăng cường quản lý, sử dụng tài sản cố định của Công ty.

b) Thường xuyên theo dõi, quản lý các khoản phải thu đã phát sinh, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn

Khi khách hàng thanh toán chậm buộc doanh nghiệp phải tốn thêm hai khoản chi phí: (1) Doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho việc thu hồi nợ; (2) Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền hơn vào tài sản lưu động. Vì vậy công ty cần phải theo dõi thường xuyên kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem xét các khoản phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng đã xây dựng. Nếu kỳ thu tiền bình quân của công ty có chiều hướng bị kéo dài hoặc tỷ lệ % các khoản phải thu quá hạn thanh toán tăng lên, doanh ngiệp cần có những biện pháp xử lý thích hợp.

Để làm tốt việc này, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

 Nắm vững khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho vay nợ và thời gian nợ. Công ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng đối với công ty. Trong công tác đấu thầu và tiếp cận các dự án, công ty phải lựa chọn những chủ

giao nhận thầu xây lắp, kiên quyết không nhận những công trình không có kế hoạch vốn rõ ràng.

 Chú trọng hơn công tác lập hồ sơ thanh quyết toán, công ty cần tăng cường đội ngũ làm công tác thanh quyết toán cho các đội thi công, chú trọng tới công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực. Đảm bảo thi công đến đâu phải hoàn thành các thủ tục nghiệm thu thanh toán ngay đến đó, tránh tình trạng thi công xong mới quay lại làm hồ sơ thanh toán. - - Mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi và đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn.

 Để làm tốt công tác thu hồi nợ, công ty cần nắm được thực trạng của các khoản phải thu theo từng khách hàng, cần có các biện pháp thu hồi nợ hợp lý như: nhắc nợ khách hàng; có các phương thức thanh toán đa dạng; có chính sách chiết khấu thanh toán sớm, … Việc nhắc nợ khách hàng thường xuyên, chính sách chiết khấu thanh toán sớm sẽ đảm bảo cho khách hàng không quên các khoản nợ và thu tiền thanh toán sớm cho công ty.

 Thực hiện phương thức thanh toán đa dạng cho khách hàng như nhận thanh toán bằng chuyển khoản, bằng séc hay cử người tới nơi thu tiền mặt sẽ tăng sự thuận tiện cho khách hàng. Với những khách hàng có tỷ lệ nợ lớn, công ty cần có biện pháp thu nợ chặt chẽ và chính sách chiết khấu hợp lý. Đối với khách hàng nợ quá hạn, công ty có thể sử dụng chế độ phạt, tỷ lệ phạt cao hơn lãi suất ngân hàng để bù đắp chi phí, hạn chế bị chiếm dụng vốn.

 Tạo lập quỹ dự phòng khoản phải thu để hạn chế tác động khi có rủi ro không thu được nợ của khách hàng. Việc lập quỹ dự phòng là cần thiết, nó phản ánh rõ ràng và sát thực hơn, bản chất hơn giá trị khoản phải thu. Nó cũng đảm bảo cho hoạt động của công ty được ổn định, không bị xáo trộn và không có biến động lớn xảy ra cho lợi nhuận của công ty là điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm.

c) Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng

Công ty có thể căn cứ vào khả năng thu hồi nợ để phân loại thành nợ phải thu quá hạn còn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi hoặc có rất ít khả năng thu hồi, làm cơ sở để có giải pháp xử lý nợ, cụ thể như sau:

 - Trích dự phòng nợ phải thu khó đòi: Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện theo thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ tài chính

 Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là hết sức cần thiết để hạn chế rủi ro tài chính. Tuy nhiên, với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, để không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty, làm tình hình kinh doanh của công ty biến động quá mạnh khiến đối tác cũng như cổ đông nghi ngờ năng lực hoạt động của công ty, trước hết, công ty cần xử lý ngay các khoản nợ tồn động từ lâu không có khả năng thu hồi.

 . Sắp xếp các khoản nợ theo tuổi nợ, khả năng thu hồi, khả năng trả nợ của khách hàng.

 Cần tiến hành rà soát thường xuyên, có biện pháp quản lý, đôn đốc khách hàng trả nợ và tiến hành trích lập dự phòng phù hợp vào các năm tiếp theo.

d) Quản lý và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả, chấp hành nghiêm kỷ luật thanh toán

Nợ phải thu và nợ phải trả có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi thu hồi được nợ phải thu thì công ty có nguồn thanh toán được nợ phải trả. Ngược lại nợ phải thu không thu hồi được, vốn kinh doanh của công ty bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nên công ty không thể có nguồn để thanh toán

xử lý nợ phải trả chủ yếu tập trung vào vấn đề nhằm tạo nguồn thu và nâng cao nguồn thu của công ty

Thứ nhất, công ty có thể tận dụng tín dụng nhà cung cấp

 Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí sử dụng tín dụng thương mại và chi phí huy động vốn tại ngân hàng, tính kịp thời trong thanh toán để quyết định có nên chấp nhận khoản tín dụng này hay không. Vì vậy, tùy theo tình hình thị trường các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp thỏa thuận sao cho lợi ích kinh tế thu về là cao nhất

 Khi phát sinh các khoản phải trả (bao gồm cả các khoản vay nợ và các khoản phải trả do chiếm dụng), kế toán công ty cần mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản nợ. Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cũng như điều khoản về thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa để tiến hành thanh toán cho đối tác kịp thời và đúng hạn, chấp hành nghiêm kỉ luật thanh toán để giữ gìn uy tín của công ty với đối tác

 Với cơ cấu nguồn vốn sử dụng nguồn vốn vay là chủ yếu như hiện nay, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các khoản phải trả, lập kế hoạch trả nợ cụ thể cũng như tính toán số tiền cần dành để trả nợ từng kỳ từ đó thu xếp nguồn trả nợ hợp lý, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vừa là biện pháp nhằm tạo nguồn thu để hoàn trả nợ, đồng thời cũng là giải pháp cơ bản để ngăn ngừa tình trạng phát sinh nợ phải trả tồn đọng

Thứ ba, xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp. Kế hoạch hóa công tác trả nợ vừa xác định được xu thế vận động của nợ trong công ty, vừa xác định được nguồn tài chính cho việc hoàn trả nợ.

Trên cơ sở nợ phải trả đã được phân loại, xác định kế hoạch trả nợ theo thứ tự ưu tiên hợp lý để phù hợp với khả năng tài chính mà công ty

 Nộp trả các khoản ngân sách Nhà nước (thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước).

 Nộp các quỹ xã hội, gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.

 Hoàn trả nợ lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

 Các khoản nợ ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính cung cấp tín dụng, khách hàng cung cấp vật tư, các nhà đầu tư và các khoản nợ khác …

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

Qua quá trinh tìm hiểu và phân tích về công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông giai đoạn 20018-20019, nhóm chúng tôi có những nhận định sau :

 Về hiệu quả hoạt động, mặc dù tình hình nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi do dịch Covid-19 nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì được sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Có được kết quả này là nhờ công ty đã có chiến lược phát triển đúng đắn, tập trung vào phát triển ngành kinh doanh cốt lõi, không đầu tư vào các ngành lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn: đầu tư chứng khoán, BĐS như các doanh nghiệp khác. Điều này thể hiện qua việc công ty tích cực gia tăng đầu tư vào các dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ cao, giúp tiết kiệm chi phí và tạo lợi thế so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.. Việc công ty xây dựng cơ cấu vốn tương đối đồng đều giữa nợ và VCSH đã giúp tiết kiệm chi phí, linh hoạt trong sử dụng

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)