III. Phân tích chỉ tiêu tài chính
3.5. Khả năng tăng trưởng
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 1 Tỷ số lợi nhuận tích lũy 116.37% 129.82% 109.35%
2 Tỷ số tăng trưởng bền vững 21.36% 11.55% 28.47% 3.6. Nhóm chỉ số giá trị thị trường Bảng 2.8: Nhóm chỉ số giá trị thị trường ST T Chỉ tiêu 2018 2019 2020 1 Tỷ số P/E 4.81 6.43 4.72 2 Tỷ số M/B 2.84 2.8 2.16 Tỷ số P/E
Tỷ số P/E được sử dụng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lời của công ty. Tỷ số này còn phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và lợi nhuận trên cổ phiếu.
Tỷ số P/E năm 2020 là 4.72 có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 4.72 đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu của công ty. Tỷ số P/E có xu giảm xuống trong năm 2020 (giảm 1.71 so với năm 2019). Tỷ số P/E cao và có xu hướng tăng dần lên cho thấy nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.
Tỷ số M/B
Tỷ số M/B phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của công ty. Tỷ số M/B năm 2020 là 2.16 giảm 0.64 so với năm 2019. Tỷ số này thấp và có xu hướng giảm, thể hiện cổ phiếu đang được định giá thấp trên thị trường.
IV. Phân tích Dupont
còn 15,1% ở năm 2019 và bật tăng trở lại lên mức 35,1% tại năm 2020. Trong công thức sinh lời trên TTS (ROA) và đòn bẩy tài chính .
Bảng 4.1 Bảng phân tích Dupont
CHỈ TIÊU 2018 2019 2020
Lợi nhuận biên ròng
5,6% 2,9% 6,8%
Vòng quay tài sản 1,41 1,48 1,40
Hệ số đòn bẩy 3,28 3,47 3,68
ROE 26,2% 15,1% 35,1%
Trong năm qua, có 9 tháng tình hình đã biến đổi đặc biệt và chưa từng xảy ra trong 60 năm lịch sử phát triển công ty. Theo đó, sự cố hoả hoạn hồi cuối tháng 8/2019 phải đến 31/3/2020 mới khắc phục xong hoàn toàn. Đến đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 lại gây ra những khó khăn cho Rạng Đông trong chuỗi cung ứng gây nguy cơ đình trệ sản xuất, làm suy giảm đột ngột sức mua của thị trường, đặc biệt là xuất khẩu.
Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, Rạng Đông ghi nhận DT hơn 4.266 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với năm 2018. Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 161,5 tỷ đồng, giảm 37,67% và hoàn thành 79% kế hoạch đã đề ra. Kết thúc năm 2019, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 125 tỷ đồng, giảm 39% so với năm trước. Bước sang năm 2020 RAL ghi nhận kết quả khả quan với doanh thu thuần hơn 4,922 tỷ đồng . Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 15%.
Giai đoạn 2018-2019: Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy đòn bẩy tài chính tăng liên tục qua mỗi năm. Như đã phân tích ở trên , ROA trong
nhưng tốc độ tăng của đòn bẩy tài chính lại bé hơn tốc độ giảm của ROA nên chỉ tiêu ROE bị giảm trong giai đoạn 2018-2019. Đòn bẩy tài chính ngày càng có sức mạnh làm cho tỉ suất sinh lời trên VCSH tăng cao. Tuy nhiên, để đòn bẩy tài chính lớn thì TTS phải càng lớn và VCSH phải ngày càng bé. Khi VCSH bé đi, tức là doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ để tài trợ cho TTS. Điều đó ẩn chứa rủi ro rất lớn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, làm mất tính tự chủ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc khi muốn tăng chỉ tiêu ROE thông qua việc tăng đòn bẩy tài chính.
Giai đoạn 2019-2020: Trong năm 2020 cả chỉ tiêu ROA và đòn bẩy tài chính đều tăng mạnh so với năm 2019 trước đó. Cụ thể như sau : chỉ tiêu ROA đang ở mức 4,15% tại năm 2019 đã tăng lên 8,35% tại năm 2020, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính tăng từ mức 3,47 lần lên 3,68 lần tại năm 2020. Ngoài nguyên nhân bắt nguồn từ chi tiêu ROA, ROE tăng mạnh trong năm 2020 còn do các nguồn từ các nguyên nhân do hệ số đòn bẩy chính tạo ra. Trong 2020 nguồn VCSH của doanh nghiệp bị giảm trong khi các năm trước đó đều tăng. Bên cạnh đó, TTS tăng lên rất nhiều so với năm 2019. Do tử số trong công thức cấu thành nên chỉ tiêu đòn bẩy tài chính tăng , mẫu số giảm nên chỉ tiêu đòn bẩy tài chính năm 2020 tăng mạnh. Do ROA và đòn bẩy tài chính đều tăng nên chỉ tiêu tỉ suất sinh lời trên VCSH đã tăng năm 2020.
V. Đánh giá tình hình tài chính của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
5.1. Những ưu điểm
+ Về hệ số khả năng thanh toán tổng quát : Có xu hướng giảm nhưng hệ số vẫn nằm trong khoảng 1≤ Htq <2 ( Cụ thể là 1,42; 1.38; 1.36) . Điều này phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.
+ Về khả năng thanh toán hiện thời : Doanh nghiệp có chỉ số cao (>1). Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số ở mức ổn đảm bảo rằng khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức an toàn. + Về khả năng thanh toán nhanh :Tỷ số đạt từ 0,5<Hnh<1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao. Điều này cho thấy qua số liệu đã phân tích ta được biết khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện do đó các đối tác yên tâm về khả năng thanh toán của Công ty. Các chỉ tiêu thanh toán đạt mức tốt cho thấy sự ổn định về tài chính của Công ty. Tài sản vẫn đủ bù đắp cho các khoản nợ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bình thường.
Về hiệu quả hoạt đông kinh doanh:
Qua số liệu phân tích ta thấy doanh thu, lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng và rất ổn định chứng tỏ hoạt động của Công ty đã đi đúng hướng và hiệu quả ngày càng được phát huy. Thêm vào đó việc này cho thấy rằng các sản phẩm của công ty được người tiêu dùng rất tin dùng và biết đến rộng rãi. Nó cũng đã chứng tỏ công ty đã kiểm soát được những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cần duy trì và phát huy điều này.
Về hàng tồn kho :
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tài sản của Công ty, điều này đã thể hiện trong thời gian luân chuyển hàng tồn kho của Công
chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp thúc đẩy mạnh việc tìm kiếm những khách hàng mới.
5.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông chỉ ra công ty vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế như:
Về các khoản phải thu:
Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Có thể thấy song song việc với việc đẩy mạnh công tác đầu tư thì cũng cần đẩy mạnh hoạt động thu hồi công nợ, tránh trường hợp chiếm dụng vốn dây dưa, kéo dài, đặc biệt đối với hai khách hàng có số dư phải thu lớn, nếu không có biện pháp mạnh mẽ có thể dẫn tới thành các khoản phải thu khó đòi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Về cơ cấu vốn:
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về nợ phải trả (nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 60% trong cơ cấu nguồn vốn). Điều này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty chưa cao, công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài. Cơ cấu nguồn vốn của công ty như vậy có hai mặt, một mặt đặt công ty vào áp lực thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên nếu công ty làm ăn có lãi sẽ khuếch đại được lợi nhuận nhờ tác động đòn bẩy tài chính. Cơ cấu nợ của công ty chiếm tỷ trọng từ 69%- 74% điều này áp lực lên công ty không nhỏ về việc thanh toán cho công ty.
Về hiệu suất sử dụng tài sản:
Qua số liệu đã phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng giảm cho thấy Công ty chưa có những biện pháp sử dụng tài sản có hiệu
5.3. Nguyên nhân những hạn chế
Sở dĩ tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty còn các tồn tại trên là do các nguyên nhân sau :
Trong thời gian vừa qua Công ty chưa chú trọng đến việc vay nợ dài hạn mà chỉ tập trung vào việc khai thác nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt, “lấy ngắn nuôi dài”.
Công ty chưa có biện pháp chặt chẽ để thu hồi công nợ, chưa có chính sách quản lý phải thu phù hợp để thu hồi công nợ từ khách hàng, hoạt động kế toán chưa có sự chủ động linh hoạt trong việc thu hồi công nợ.
Thời gian vừa qua các hoạt động thu hút khách hàng mới còn chưa được quan tâm đúng mức, ít sáng tạo trong việc thu hút khách hàng mới.
5.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty
Sau một loạt các phân tích , đánh giá về tình hình tài chính của Công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông ,đồng thời cũng là cơ hội tìm hiểu và học hỏi những kiến thức thực tế về hoạt động của một công ty cổ phần trong điều kiện hiện nay. Với vốn kiến thức hạn chế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số phương hướng biện pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công ty nhằm góp phần cải thiện khả năng thanh toán tại công ty trong thời gian tới. Những đóng góp này chủ yếu dựa trên những hạn chế mà công ty đang gặp phải. Cụ thể là:
a) Công ty cần có những biện pháp sử dụng tài sản có hiệu quả.
Bởi lẽ hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí doanh nghiệp. Vì vậy công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cần cố gắng cải thiện điều này .
Do vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định của Doanh Nghiệp có ý nghĩa thiết thực. Công ty cần chú trọng một số nội dung sau :
Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm
Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của năm, Công ty cần phải lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, đổi mới, tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định.
Kế hoạch này phải xác định rõ các nguồn vốn đầu tư tài sản cố định, xác định danh mục, số lượng, giá trị từng thứ tài sản cố định tăng, giảm trong năm, phân tích cụ thể tài sản cố định do công ty đầu tư, mua sắm hoặc điều chuyển. Công ty sẽ căn cứ vào đặc điểm, tính chất mỗi đối tượng tài sản cố định hiện có và tăng, giảm trong năm để lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp.
Mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải tính khấu hao. Mức tính khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Công ty không được tính và trích khấu hao đối với: những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh; tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho Công ty quản lý hộ giữ hộ; tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong Công ty nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi; những tài sản cố định phục vụ chung nhu cầu toàn xã hội đê đập, cầu cống, đường sá... mà Nhà nước giao cho Công ty quản lý, và các tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Công ty được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số từ giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối
Đi đôi với kế hoạch khấu hao tài sản cố định, Công ty cần lập kế hoạch sửa chữa lớn định kỳ và kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định.
Công ty phải có quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định
Quy chế này phải quy định một cách rành mạch, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận và từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định. Từ việc đầu tư, mua sắm đến việc khấu hao, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, trách nhiệm vật chất, chế độ thưởng, phạt trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định của Công ty cần quy định chi tiết việc phân loại tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính; nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định; nguyên tắc và phương pháp khấu hao tài sản cố định; nguyên tắc mua sắm, thanh lý, nhượng bán, thế chấp, cầm cố, trao đổi tài sản cố định; chế độ kiểm kê, kiểm soát và tổ chức sổ sách, hồ sơ quản lý tài sản cố định một cách an toàn và có hiệu quả cao.
Phải định kỳ phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định
- Cuối mỗi quý và năm, mỗi Công ty cần kiểm điểm, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định, nhằm phát huy những điểm mạnh, việc làm tốt; khắc phục những điểm yếu kém, sửa chữa những sai sót trong quản lý và sử dụng, đó là biện pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường việc quản lý và sử dụng tài sản cố định.
- Khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, mỗi Công ty cần so sánh các chỉ tiêu hiệu quả trong kỳ báo cáo với kỳ báo cáo trước để biết được động thái sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là tỉ suất giữa doanh thu thuần trong kỳ với nguyên giá bình quân trong kỳ của tài sản cố định. Tỷ suất này phản ánh 1 đồng nguyên giá tài sản cố định làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ suất này càng lớn hơn 1 càng tốt.
suất giữa doanh thu thuần trong kỳ với số dư bình quân vốn cố định trong kỳ. Tỷ suất này phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Mỗi Công ty tiến hành việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định một cách đều đặn theo định kỳ, chắc chắn sẽ rút ra nhiều điều bổ ích. - Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ, mỗi Công ty cần tiến hành đồng bộ, liên tục mới phát huy được tác dụng tăng cường quản lý, sử dụng tài sản cố định của Công ty.
b) Thường xuyên theo dõi, quản lý các khoản phải thu đã phát sinh, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn
Khi khách hàng thanh toán chậm buộc doanh nghiệp phải tốn thêm hai khoản chi phí: (1) Doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho việc thu hồi nợ; (2) Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền hơn vào tài sản lưu động. Vì vậy công ty cần phải theo dõi thường xuyên kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem xét các khoản phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng đã