Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa om6976 tại xã hậu thạnh đông, huyện tân thạnh, tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014 (Trang 28 - 29)

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 45 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc 85 NSS. Mỗi lô thí nghiệm đặt 3 khung chỉ tiêu kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu chiều cao cây.

-Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây.

-Số chồi/m2: đếm số chồi (chồi có 3 lá trở lên) ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2.

-Chiều dài bông (cm): trong mỗi khung chỉ tiêu diện tích 0,25 m2 đo ngẫu nhiên chiều dài 10 bông lúa và quy ra chiều dài bông trung bình.

16

- Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2. Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.

+ Số bông/m2 = P x 4

+ Số hạt/bông: Trong mỗi khung chỉ tiêu lấy ngẫu nhiên 10 bông lúa, đếm tổng số hạt và quy ra số hạt/bông trung bình

+ Số hạt chắc/bông: lấy ngẫu nhiên 10 bông lúa trong mỗi khung chỉ tiêu, đếm tổng số hạt chắc và quy ra số hạt chắc/bông trung bình

+ Khối lượng 1000 hạt (g): cân khối lượng 1000 hạt chắc được lấy ngẫu nhiên từ mỗi khung chỉ tiêu, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3

Đo ẩm độ của mẫu

- Quy các số liệu khối lượng cân vềẩm độ chuẩn 14%. W14% =

o

Wo x (100-H ) 86

Wo: Khối lượng lúc cân mẫu (g) H0: Ẩm độ lúc cân mẫu (%)

Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất bằng công thức:

NSLT (tấn/ha) = số bông/m2 x số hạt/bông x tỉ lệ hạt chắc x khối lượng 1000 hạt x 10-5

Năng suất thực tế (NSTT) (tấn/ha) của lúa tính từ lượng lúa thu hoạch 20 m2 đập, phơi, giê, cân và quy vềẩm độ 14% để tính năng suất/ha.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa om6976 tại xã hậu thạnh đông, huyện tân thạnh, tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)