Sử dụng Microsoft Office Excel để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm.
+ Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc x100 Số hạt + Khối lượng 1000 hạt (g) = w1 +w2 + w3 3
17
3 CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát
3.1.1 Thời gian sinh trưởng
Thời tiết vụĐông Xuân khá thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa, nên lúa thí nghiệm sinh trưởng và phát triển tốt. Giai đoạn 45-85 ngày sau sạ cây lúa bước sang giai đoạn sinh sản làm đòng, nuôi hạt chiều cao cây tăng trưởng tương đối chậm so với giai đoạn trước.
3.1.2 Tình hình sâu, bệnh
Do lượng mưa và độẩm tương đối thấp nên tình hình sâu bệnh phát sinh ít. Giai đoạn 20-30 ngày xuất hiện sâu cuốn lá lúa với mật độ cao, giai đoạn làm đòng đến thu hoạch xuất hiện bệnh đạo ôn, vàng lá, lem lép hạt nhưng được phòng trừ kịp thời nên thiệt hại không đáng kể và không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
3.2 Chỉ tiêu nông học 3.2.1 Chiều cao cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây lúa
Kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây lúa tại thời điểm 45 NSS biến thiên trong khoảng 56,76 cm đến 58,65 cm không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức, do giai đoạn đầu các nghiệm thức được trồng trong điều kiện hoàn toàn giống nhau, lượng dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ ở giai đoạn bón thúc giúp cây lúa phát triển đều nhau ở các nghiệm thức.
Giai đoạn 65 NSS chiều cao cây lúa dao động từ 65,63 cm đến 67,39 cm không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.1). Giai đoạn này chiều cao cây lúa tăng rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Tốc độ tăng khá đồng đều, không tăng mạnh như các giai đoạn trước đó do cây lúa bước vào thời kì sinh sản. Như vậy, chiều cao cây đồng nhất ở tất cả các nghiệm thức.
Giai đoạn 85 NSS chiều cao cây lúa có tăng nhưng không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức bón phân sau trổ và nghiệm thức đối chứng (Bảng 3.1)
18
Bảng 3.1 Chiều cao cây của giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụĐông Xuân 2013 - 2014
Nghiệm thức
Chiều cao cây (cm)
45 NSS 65 NSS 85 NSS Không bón 56,76 67,39 73,93 Bón lúc trổ 58,65 66,73 71,91 Bón sau trổ 15 ngày 57,24 65,92 72,90 Bón lúc trổ + sau trổ 15 ngày 56,77 65,63 71,65 F ns ns ns CV (%) 3,7 4,5 5,5
Ghi chú: ns khác biệt không ý nghĩa thống kê
3.2.2 Số chồi trên đơn vị diện tích
Cây lúa sẽ bắt đầu đẻ nhánh (ra ngạnh trê) khi được 5 - 6 lá, cứ 3 ngày thì ra một lá, ứng với 18 - 20 ngày sau sạ. Số chồi là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây lúa sau này. Trong điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng đầy đủ, thời tiết thuận lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Giai đoạn 45 NSS cây lúa đạt số chồi tối đa, biến thiên trong khoảng 640 chồi/m2đến 707 chồi/m2, không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Trong giai đoạn này cây lúa sử dụng nguồn dinh dưỡng rất tốt do hệ thống rễ đã hoàn thiện. Đây là thời điểm cuối của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa bắt đầu hoàn thiện thân, lá để bước qua giai đoạn sinh sản. Nếu giai đoạn này có số chồi càng nhiều thì số bông sau này có thể có càng nhiều. Do đó, trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho quá trình đẻ nhánh (Nguyễn Như Hà,
2006).
Số chồi giai đoạn 65 ngày sau sạ biến thiên trong khoảng 532 chồi/m2đến 584 chồi/m2, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Trong giai đoạn sinh sản của cây lúa, cây lúa chủ yếu tập trung dinh dưỡng để tạo đòng nên lượng dinh dưỡng còn lại không nhiều để cung cấp cho cây và khi đó các chồi vô hiệu sẽ bị chết đi để tập trung dinh dưỡng cho việc
19
nuôi đòng và tăng chiều cao cây nên số chồi trong giai đoạn này bị giảm đi so với giai đoạn 45 ngày sau sạ.
Giai đoạn 85 ngày sau sạ chồi tiếp tục giảm so với giai đoạn 65 ngày là do ở giai đoạn này cây lúa bước vào giai đoạn tạo hạt chuẩn bị chín, cây tập trung dinh dưỡng và quá trình chuyển chất dinh dưỡng vào hạt, những chồi không mang bông trong giai đoạn này bị chết dần chỉ còn lại những chồi mang bông, nhằm hạn chế dinh dưỡng cung cấp cho những chồi vô hiệu. Số chồi giai đoạn này biến thiên trong khoảng 498 chồi/m2đến 533 chồi/m2, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiêm thức (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Số chồi/m2 ở các giai đoạn của giống lúa OM6976 trồng tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụĐông Xuân 2013 - 2014
Nghiệm thức Số chồi/m2 (chồi) 45 NSS 65 NSS 85 NSS Không bón 640 562 524 Bón lúc trổ 670 544 518 Bón lúc sau trổ 15 ngày 652 532 489 Bón lúc trổ + sau trổ 15 ngày 707 584 533 F ns ns ns CV (%) 15,1 13,6 13,8
Ghi chú: ns khác biệt không ý nghĩa thống kê
Như vậy, lượng phân bón qua gốc để nuôi hạt giai đoạn sau khi lúa trổ không ảnh hưởng đến số chồi ở giai đoạn cuối. Cây lúa được bón phân sớm, đầy đủ, cân đối thì sẽ đạt đến số chồi tối đa và giữ lại nhiều chồi hữu hiệu hơn, chỉ nên thêm phân bón bằng cách phun qua lá 1-2 lần nhằm tăng số hạt chắc (Nguyễn Như Hà, 2006).
20
3.3 Ảnh hưởng của việc bón phân sau khi lúa trổđến thành phần năng suất và năng suất của cây lúa suất và năng suất của cây lúa
3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.1.1 Số bông/m2
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận ở Bảng 3.3 cho thấy số bông/m2 giữa các nghiệm thức biến thiên từ 479 bông/m2 đến 521 bông/m2 không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Theo Yoshida (1981), thì số bông trên đơn vị diện tích tương quan thuận đến lượng đạm cây lúa hút vào lúc trổ bông, lượng đạm được cây hút nhiều thì số bông càng tăng. Do trong điều kiện thí nghiệm này, giai đoạn trước khi lúa trổ được cung cấp phân bón đầy đủ và giống nhau nên số bông không khác biệt nhau. Như vậy, việc bón bổ sung phân giai đoạn sau khi lúa trổ không có tác dụng làm tăng số bông/m2.
Số bông/m2 là một trong những thành phần quyết định đến năng suất mạnh nhất. Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định bởi mật độ, số chồi hữu hiệu, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Thời kì quyết định đến số bông là thời kì đẻ nhánh. Vì vậy, muốn có số bông/m2 cao thì phải chú ý đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, đẻ nhánh hữu hiệu kết thúc trước đẻ nhánh tối đa từ 10 - 12 ngày, những nhánh đẻ trong thời gian này đều có khả năng hình thành bông rất cao (Nguyễn Đình Giao, 1997).
Bảng 3.3 Thành phần năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụĐông Xuân 2013 - 2014
Nghiệm thức Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỉ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (g) Không bón 517 81 71 88,09 27,59 Bón lúc trổ 503 77 69 88,37 29,60 Bón sau trổ 15 ngày 479 78 69 87,89 29,05 Bón lúc trổ + sau trổ 15 ngày 521 73 65 89,30 28,40 F ns ns ns ns ns CV (%) 16 12,8 11,7 1,7 4,8
21
3.3.1.2 Số hạt/bông
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy số hạt trên bông dao động từ 73 hạt đến 81 hạt, không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Số hạt/bông nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số gié, hoa phân hoá, hoa thoái hoá. Số gié và hoa được quyết định trong thời kỳ đầu của quá trình làm đòng trong vòng 7 - 10 ngày. Số hoa phân hoá nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng và ngoại cảnh tác động lên cây lúa. Vì vậy, để lúa có số hạt trên bông cao cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, quản lý sự nhảy chồi của cây lúa, hạn chế chồi vô hiệu, đảm bảo số lượng chồi hữu hiệu là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp gia tăng năng suất của cây lúa (Yoshida, 1981). Như vậy, số hạt/bông phụ thuộc vào giai đoạn đầu của quá trình làm đòng. Do đó, cung cấp phân vào giai đoạn trổ không làm thay đổi số hạt/bông.
3.3.1.3 Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc trên bông dao động từ 65 hạt đến 71 hạt, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Theo Yoshida (1981), thì tỷ lệ hạt chắc được xác định trước, trong và sau khi trổ gié. Trước trổ gié một lượng lớn chất dự trữ được tích luỹ trong thân và bẹ lá, sau đó lượng carbohydrate này sẽ chuyển vào hạt lúc chín qua quá trình quang hợp tạo tinh bột và đường. Vì vậy, khả năng quang hợp sau khi lúa trổ có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ hạt chắc. Việc cung cấp thêm dưỡng chất qua rễ vào giai đoạn sau trổ không làm gia tăng số hạt chắc trên bông (Phạm Ngọc Hài, 2014)
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc
Tỉ lệ hạt chắc biến thiên khoảng 87,89% đến 89,30%, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Hơn 80% vật chất khô được tích lũy trong hạt là do quang hợp trong giai đoạn sau khi trổ. Lúc này nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bộ lá đòng phát triển tốt, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, thời tiết thuận lợi và không bị sâu bệnh tấn công thì bông có nhiều hạt chắc và vỏ trấu sẽđạt kích thước tối đa của giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.3.1.5 Khối lượng 1000 hạt
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.3 cho thấy khối lượng 1000 hạt dao động từ 27,59 g đến 29,60 g và không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Khối lượng 1000 hạt thường do yếu tố di truyền quyết định và phụ thuộc nhiều vào giống, khối lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hoá đến khi lúa chín nhưng quan trọng nhất là thời kỳ vào chắc và thời kỳ giảm nhiễm. Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào kích cỡ và độ chắc của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
22
Khối lượng hạt do hai yếu tố cấu thành là vỏ trấu chiếm 20% và hạt gạo chiếm 80%.
Theo Yoshida (1981) khối lượng 1000 hạt thường là đặc tính ổn định của giống vì kích thước hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu, do đó hạt không thể sinh trưởng lớn hơn khả năng của vỏ trấu dù điều kiện thời tiết và nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, kích thước vỏ trấu có thể bị thay đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong 2 tuần trước khi trổ của gié hoa, khi đó điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kì giảm nhiễm trên cỡ hạt cho đến khi vào chắc rộ trên độ chắc của hạt. Như vậy, bón phân vào giai đoạn sau khi lúa trổ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của hạt.
3.3.2 Năng suất
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết biến thiên trong khoảng 9,45 tấn/ha đến 10,08 tấn/ha, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.4). Nguyên nhân là do không có sự khác biệt của bốn thành phần cấu thành năng suất dẫn đến năng suất lý thuyết không có sự khác biệt.
Năng suất lúa được hình thành và chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi là 4 thành phần năng suất lúa. Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi giới hạn, 4 thành phần năng suất này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc 4 thành phần năng suất này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa. Vượt trên mức cân bằng này nếu một trong 4 thành phần này tăng lên nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Bảng 3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụĐông Xuân 2013 - 2014
Nghiệm thức NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)
Không bón 9,64 7,23 Bón lúc trổ 10,08 7,49 Bón lúc sau trổ 15 ngày 9,45 6,96 Bón lúc trổ + sau trổ 15 ngày 9,71 7,32 F Ns ns CV (%) 12,1 10,1
23
3.3.2.2 Năng suất thực tế
Kết quảở Bảng 3.4 cho thấy năng suất thực tế các nghiệm thức biến thiên trong khoảng 6,96 tấn/ha đến 7,49 tấn/ha, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Như vậy, việc bón phân nuôi hạt giai đoạn sau khi lúa trổ đều không làm tăng năng suất ở các nghiệm thức có bón phân bổ sung so với nghiệm thức đối chứng không bón. Vì lúc này bộ rễ lúa đã bị lão hoá nên khả năng hấp thu dinh dưỡng kém (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Theo Nguyễn Như Hà (2006), để tăng số hạt chắc trên bông và tăng năng suất nên phun phân bón lá 1 đến 2 lần sau khi lúa trổđều.
3.3.2.3 Hiệu quả kinh tế
Kết quả trình bày Bảng 3.5 cho thấy ở các nghiệm thức bón phân giai đoạn sau trổ có chi phí tăng cao hơn nghiệm thức không bón. Tuy năng suất thực tếở nghiệm thức 2 (bón lúc trổ) và nghiệm thức 4 (bón lúa trổ + sau trổ 15 ngày) có cao hơn đối chứng nhưng lợi nhuận tăng thêm không đáng kể.
Bảng 3.5 So sánh hiệu quả kinh tế
Các chi tiêu
Nghiệm thức
1 2 3 4
Chi phí phân bón tăng (đồng/ha)
- 1.250.000 1.250.000 2.500.000
Công lao động tăng thêm (đồng/ha)
- 150.000 150.000 300.000
Chi phí tăng (đồng/ha) - 1.400.000 1.400.000 2.800.000 Năng suất (tấn/ha) 7,23 7,49 6,96 7,32 Năng suất tăng so đối
chứng (tấn/ha)
- 0,26 -0,27 0,09
Giá bán (đồng/kg) 5.000 5.000 5.000 5.000 Tổng thu tăng (đồng/ha) - 1.300.000 - 450.000 Lợi nhuận tăng thêm
(đồng/ha)
- 100.000 -1.400.000 -2.350.000
Ghi chú: Chi phí tăng = công lao động tăng thêm + chi phí phân bón tăng Tổng thu tăng = năng suất tăng so đối chứng x giá bán
24
4 CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận
Bón phân nuôi hạt vào giai đoạn sau khi lúa trổ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa (chiều cao cây, số chồi/m2).
Các thành phần năng suất và năng suất ở các nghiệm thức có bón bổ sung phân bón đều không khác so với nghiệm thức đối chứng không bón.
4.2 Đề nghị
Có thể khuyến cáo nông dân tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vụ Đông Xuân không nên bón phân giai đoạn sau khi lúa trổ vì không làm tăng năng suất và hiệu quả kinh kế.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Đình Dinh. 1970. Bón phân cho lúa, nghiên cứu về lúa ở nước ngoài tập 1. Nhà xuất bản Khoa học.
Bùi Đình Dinh. 1985. Xây dựng cơ cấu và bón phân khoáng, phân hữu cơ cho vùng lũ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sử dụng phân bón và tăng năng suất cây trồng. Tổng kết đề tài 02 - 11 - 04/ 1981 - 1985.
Bùi Đình Dinh. 1999. Quản lý sử dụng phân bón hóa học trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Bùi Huy Đáp. 1980. Cây lúa Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Bùi Huy Đáp. 1999. Một số vấn đề về cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội.
Dierolf, T.S., Fairhurst, T.H. and Mutert, E.W. 2001. Soil Fertility Kit: A Toolkit