Cây lúa sẽ bắt đầu đẻ nhánh (ra ngạnh trê) khi được 5 - 6 lá, cứ 3 ngày thì ra một lá, ứng với 18 - 20 ngày sau sạ. Số chồi là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây lúa sau này. Trong điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng đầy đủ, thời tiết thuận lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Giai đoạn 45 NSS cây lúa đạt số chồi tối đa, biến thiên trong khoảng 640 chồi/m2đến 707 chồi/m2, không có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Trong giai đoạn này cây lúa sử dụng nguồn dinh dưỡng rất tốt do hệ thống rễ đã hoàn thiện. Đây là thời điểm cuối của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa bắt đầu hoàn thiện thân, lá để bước qua giai đoạn sinh sản. Nếu giai đoạn này có số chồi càng nhiều thì số bông sau này có thể có càng nhiều. Do đó, trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho quá trình đẻ nhánh (Nguyễn Như Hà,
2006).
Số chồi giai đoạn 65 ngày sau sạ biến thiên trong khoảng 532 chồi/m2đến 584 chồi/m2, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Trong giai đoạn sinh sản của cây lúa, cây lúa chủ yếu tập trung dinh dưỡng để tạo đòng nên lượng dinh dưỡng còn lại không nhiều để cung cấp cho cây và khi đó các chồi vô hiệu sẽ bị chết đi để tập trung dinh dưỡng cho việc
19
nuôi đòng và tăng chiều cao cây nên số chồi trong giai đoạn này bị giảm đi so với giai đoạn 45 ngày sau sạ.
Giai đoạn 85 ngày sau sạ chồi tiếp tục giảm so với giai đoạn 65 ngày là do ở giai đoạn này cây lúa bước vào giai đoạn tạo hạt chuẩn bị chín, cây tập trung dinh dưỡng và quá trình chuyển chất dinh dưỡng vào hạt, những chồi không mang bông trong giai đoạn này bị chết dần chỉ còn lại những chồi mang bông, nhằm hạn chế dinh dưỡng cung cấp cho những chồi vô hiệu. Số chồi giai đoạn này biến thiên trong khoảng 498 chồi/m2đến 533 chồi/m2, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiêm thức (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Số chồi/m2 ở các giai đoạn của giống lúa OM6976 trồng tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụĐông Xuân 2013 - 2014
Nghiệm thức Số chồi/m2 (chồi) 45 NSS 65 NSS 85 NSS Không bón 640 562 524 Bón lúc trổ 670 544 518 Bón lúc sau trổ 15 ngày 652 532 489 Bón lúc trổ + sau trổ 15 ngày 707 584 533 F ns ns ns CV (%) 15,1 13,6 13,8
Ghi chú: ns khác biệt không ý nghĩa thống kê
Như vậy, lượng phân bón qua gốc để nuôi hạt giai đoạn sau khi lúa trổ không ảnh hưởng đến số chồi ở giai đoạn cuối. Cây lúa được bón phân sớm, đầy đủ, cân đối thì sẽ đạt đến số chồi tối đa và giữ lại nhiều chồi hữu hiệu hơn, chỉ nên thêm phân bón bằng cách phun qua lá 1-2 lần nhằm tăng số hạt chắc (Nguyễn Như Hà, 2006).
20
3.3 Ảnh hưởng của việc bón phân sau khi lúa trổđến thành phần năng suất và năng suất của cây lúa