Bảo lực trên mạng xã hội Facebook

Một phần của tài liệu Tác dộng của facebook đến đời sống xã hội học (Trang 28 - 32)

B. NỘI DUNG

3.3 Bảo lực trên mạng xã hội Facebook

Điều đáng sợ của hành vi bắt nạt qua mạng so với bắt nạt trực tiếp là trong hầu hết trường hợp nạn nhân bị nhiều người tấn công hơn và không biết ai là người tấn công mình. Trước đây, người ta cho răng đối tượng bị bắt nạt qua mạng là thanh thiếu niên, nhưng ngày nay thực tế cho thấy người trưởng thành cũng bị bắt nạt qua mạng rất nhiều.

Theo kết quả nghiên cứu, 38% người dân ở 32 quốc gia nói răng ho đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt, với tư cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng kiến. Tại Việt Nam, 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, cho biết ho từng có liên quan đến một “vụ bắt nạt”, 21% cho biết ho từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.

Theo tờ Daily Mail ngày 19.10, người mẫu Alena Efremova (21 tuổi) bị Andrey Burim đập đầu vào bàn tại một bữa tiệc trong căn hộ ở Moscow, khiến da mặt của Alena Efremova bị rách, dập môi, tâm lý hoảng loạn... Cảnh bạo hành được phát trực tiếp trên kênh YouTube của streamer người gốc Belarus với hơn 680.000 người theo dõi. Andrey Burim được nhìn thấy tum cổ Alena Efremova, dui đầu cô xuống bàn và đập liên hồi. Trong khi đó, những người ngồi ở phía sau hai người này

Theo trang vm.ru, người mẫu Alena Efremova ban đầu có lời lẽ khiêu khích Andrey Burim nhưng không có gì rắc rối. Sau một loạt lời lẽ xuc phạm, Andrey Burim vì không hài lòng với lời nói của Alena Efremova nên đã tum cổ, đập đầu cô xuống bàn nhiều lần. Vụ tấn công khiến miệng Alena Efremova chảy máu và mặt bầm dập.10

Hình 3.3.1Alena Efremova bị tấn công

Chị Lê Thương Huyền, quận Thanh Xuân, Hà Nội, ngày 6/8, qua thông báo của bạn bè, chị biết được tài khoản Facebook Cao Thị Thùy Dung đã đăng tải một bài viết với tiêu đề “Những gương mặt xinh đẹp của các nhà báo nói láo ăn tiền dơ (báo lá cải) tập 1”. Trong bài viết này, Facebooker Cao Thị Thùy Dung cho răng mình bị các nhà báo “chơi bẩn”.

10Báo thanh niên, “cảnh sát điều tra vụ nữ người mấu Nga bị streamer nổi bạo hành khi livestream”, https://thanhnien.vn/van-hoa/canh-sat-dieu-tra-vu-nu-nguoi-mau-nga-bi-streamer-noi-tieng-bao-hanh-khi- livestream-1294251.html

Hình 3.3.2Bài đăng của Cao Thị Thuỳ Dung

Tiếp đó, dưới phần bình luận, Facebooker Cao Thị Thùy Dung hai lần đăng kèm ảnh của gia đình chị Huyền (gồm vợ chồng chị Huyền và con gái) kèm theo những ngôn từ xuc phạm cho răng, chị Huyền là một trong những nhà báo có mâu thuẫn với mình. Bài đăng này của Facebooker Cao Thị Thùy Dung đã có ít nhất 2.300 người đoc và bày tỏ thái độ, hơn 1.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Không chỉ bà Dung, rất nhiều người khi theo dõi hình ảnh gia đình chị Huyền trong bình luận này đã có những ngôn từ bất lịch sự và đầy ác ý như: “Ồ, hóa ra một lũ cắn càn theo bầy đàn luôn hả chị”, “Ủng hộ sếp vụ này, sếp làm tới số luôn để làm gương cho lũ hám lợi bán nhân phẩm”, “Chung nó chết chắc rồi!”…

Sau khi phát hiện vụ việc, chị Huyền đã nhắn tin yêu cầu bà Cao Thị Thùy Dung gỡ bỏ hình ảnh bị sử dụng trái phép và cải chính, xin lỗi nhưng không nhận được sự hợp tác. Đến ngày 10/8, chị Huyền đã ủy quyền cho luật sư của mình đến Văn phòng Thừa phát lại lập vi băng về hành vi này của facebooker Cao Thị Thùy Dung.

3.4 Tồn tại nhiều thông tin sai sự thật

mạng xã hội bao gồm tin tức từ các trang chính thống và từ các bài cá nhân. Việc chon loc thông tin rất quan trong. Tin vào những thông tin sai sự thật để câu like, có ý công kích, phản động, xuc phạm tới lịch sử nhăm mục đích chia rẽ, hay các clip tục tĩu,…có thể dẫn đến những suy nghĩ sai lệch, sự đồng thuận sai lầm ảnh hưởng xấu, nếu nghiêm trong hơn để lại hậu quả khó lường bởi tin tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên facebook.

Điển hình là vụ ngày 30/1, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) rà quét và phát hiện một số tài khoản Facebook đã đăng tải, chia sẻ thông tin được cho là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Qua kiểm tra, VAFC xác nhận nội dung thông tin trên là giả mạo, không đung với thực tiên và đã tiến hành điều tra, xác minh gỡ bài đăng và xử lý. Ngay sau khi đăng tải, đã có trên gần 2000 lượt xem và 11 lượt chia sẻ.

Hay thông tin trong ngày 28/1 trên mạng Facebook lan truyền một văn bản kê khai lịch trình di chuyển, sinh hoạt của bệnh nhân có tên Phạm Anh Tuấn, được cho là bệnh nhân nhiêm Covid-19 ở Quảng Ninh, trong đó đáng chu ý có nội dung bệnh nhân khai đi hát Karaoke "tay vịn". Qua điều tra, xác minh, truy vết nguồn gốc tờ kê khai này, đối chiếu với danh sách bệnh nhân và những người có liên quan đến các bệnh nhân nhiêm Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cơ quan chức năng xác định không có bệnh nhân Covid-19 nào tên Phạm Anh Tuấn. Chỉ có 1 trường hợp là Phạm Anh Tuấn, địa chỉ Cẩm Phả thuộc diện F1 hiện đang được cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2 Quảng Ninh. Anh Tuấn đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính lần 1. Nội dung tờ khai trên không phải do anh Tuấn hay cơ quan chức năng địa phương phát hành mà là do các đối tượng xấu tự biên, đăng tải với mục đích làm nhiêu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng đến công tác truy vết, phòng, chống dịch.

Hình 3.4Văn bản kê khai sai sự thật

Một phần của tài liệu Tác dộng của facebook đến đời sống xã hội học (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)