Thượng Tọa và Chú Tiểu

Một phần của tài liệu Một phương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn theo lời dạy Đức Phật Đức Phật chứng nghiệm Tài liệu Viện Đại Học Phật Giáo (Trang 37 - 40)

C/ Quan hệ thứ ba là TIẾN BỘ KHOA HỌC

Thượng Tọa và Chú Tiểu

rong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tắch cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinh ưa thắch, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.

Thời Đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là thượng tọa, trưởng lão. Vì thế, hàng thượng tọa được Tăng chúng và tắn đồ

cung kắnh, nể trọng, cúng dường hậu hĩ đồng thời các ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng nên luôn được Phật ca ngợi, tán thán vắ như voi chúa hay những con bò đực đầu đàn. Cũng vì sự

trọng vọng này mà không ắt người chưa điều phục

được tâm tham, ao ước bước lên hàng thượng tọa

để cầu lợi đắc, danh vọng và cung kắnh.

Truyện cổ Phật giáo kể rằng: ỀMột thời, Đức Thế Tôn đang ngự ở tinh xá Kỳ Viên. Bấy giờ, có mười vị Tỷ kheo từ Câu Thi Na đến yết kiến Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm Tỷ kheo này gặp một chú tiểu ra vái chào. Sau khi đảnh lễĐức Phật xong, các Tỷ kheo ngồi xuống một bên. Phật hỏi họ:

- Từ khi các thầy vào đây đến giờ có gặp vị

thượng tọa nào không? Các thầy đồng thưa: - Bạch Thế Tôn, không ạ! - Thế các thầy không gặp ai cả sao? - Thưa, chúng con có gặp một chú tiểu tuổi chưa đến hai mươi. T

- Này các Tỷ kheo, vịấy không phải là một chú tiểu mà chắnh là bậc thượng tọa mà Ta muốn nói.

- NhưngẨ chú ấy còn quá trẻ, bạch Thế Tôn. - Này các Tỷ kheo, Ta không gọi ai là thượng tọa vì tuổi tác, vì họđược ăn trên ngồi trước hay xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt Chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, Ta mới gọi vịấy là thượng tọa. Rồi Thế Tôn nói kệ: -Dù tuổi cao mày bạc Không tịnh hạnh tu trì Tôn xưng là thượng tọa Danh suông chớ ắch chi. -Những ai thấy Chánh pháp Tựđiều phục thân tâm Thanh tịnh không não hại Mới đáng gọi thượng nhân.Ể

Kinh Phật còn ghi rằng, khi chưa chứng A la hán, Tôn giả Nan Đà thường đắp y, ôm bát sáng chói để mong được tỏa sáng trong khi đi khất thực; còn Tôn giả Ca Lưu Đà Di thì chăm lo bồi dưỡng thân thể để mong sao thật đường bệ, uy nghiêm, hoành tráng mỗi khi ngồi trong hội chúng. Vì chạy theo hình thức, giả trang thiền tướng để mọi người cung kắnh nên hai Tôn giả này đã bị Phật rầy. Cũng may là các ngài này đã thị hiện để Phật quở trách nhằm cảnh tỉnh hàng hậu thế chúng ta.

Thế Tôn biết rõ người đời sau phước mỏng nghiệp dày, đam mê danh vọng nên Ngài đã khẳng

định: ỀĐối với Ta, thượng tọa là bậc đã thấu đạt Chánh pháp, cư xử tốt với mọi người (bi trắ viên dung), không vì tuổi tác hay nguồn gốc xuất thân; một chú tiểu nếu xứng đáng cũng được gọi là thượng tọaỂ.

Thì ra, các danh xưng như chú tiểu, đại đức, thượng tọa, hòa thượng hay thời thượng hơn như

pháp sư, thiền sư và mọi danh xưng ởđời cũng chỉ

là danh suông. Cái danh xưng vốn chẳng có giá trị

hay liên hệ nào đến nội tâm an tịnh, tuệ giác hưng khởi và tự tại giải thoát cả. Nhưng dù sao thì mỗi người cũng cần phải có một hư danh để phân biệt với các hư danh khác. Và như thế, nếu danh chưa xứng với thực thì điều nên làm có lẽ là phản tỉnh, tự

vấn lương tâm để tàm quý, hỗ thẹn hơn là tự mãn, vui mừng. Bởi chỉ có Phật, Bồ tát và mỗi chúng ta với chức danh hiện tại mới biết rõ mình là ai, danh

đã xứng với thực hay chưa?

Ai cũng biết danh xưng là giả huyễn, tự phong hoặc người khác phong cho mình một danh xưng cũng vậy thôi. Bởi một khi thấy rõ thật tướng, an trú trong vô chấp, vô trụ thì cái thật cũng rụng rơi, không còn chỗ bám vắu huống gì cái giả. Về hình thức, tên gọi thì chú tiểu và thượng tọa khác nhau nhưng nội dung thì bất khả tư nghì. Vì thế, khi đã biết rõ về cái giả danh, người có lương tâm thì phải luôn phấn đấu cho xứng danh và người có tuệ giác thì buông xảđể

không dắnh mắc, vượt qua hết thảy, dù danh hay thực. Quảng Tánh Vicki Machenzi TN Trắ Hòa dịch (tiếp theo) TRINLEY TULKU

ói lời từ giả cùng Pierre và song thân cậu ở Paris, tôi lấy xe lửa đi vào cuộc hành trình huyền bắ khác. Có một hoá thân người Pháp, mà tôi được biết, sống trong tu viện Tây Tạng trên dãy núi vĩ đại sau ven biển phiá Nam. Cậu tránh công chúng bằng mọi cách. Cậu tên Trinley Tulku, thuộc dòng Nyima và như định mệnh an bài tôi gặp người đàn ông ở Paris rất tốt bụng cho tôi điện thoại để gọi cậu. Một âm thanh trẻ, vui vẻ trả lời, với sự kinh ngạc, cho biết tôi có thể đến gặp cậu.

Với kinh nghiệm trong tất cả cuộc thám hiểm cùng tất cả chướng duyên hiện có và trợ lực kỳ lạ cân xứng có tầm vóc như để thử sự thành tâm trong mục đắch tìm hiểu phần tâm linh của tôi. Chuyến hành hương này không ngoại lệ.

Tối thứ Sáu sự giao thông t¡c nghẽn quanh vùng Paris thật khủng khiếp. Bị kẹt trong chiếc taxi trong lúc chiếc xe lửa tôi dự định đi đã rời trạm. Tôi s¡p hàng ở trạm Gare de Lyon trên một tiếng trong khi máy điện tử bán vé phải mất hai mươi phút để tìm và bán vé cho một hành khách. Khi tới lượt tôi chỉ còn một chỗ ngồi duy nhất trong chuyến xe lửa tôi cần - trong toa xe dành cho người hút thuốc - thật khiếp. Nhưng tôi phải đi.

Dù vậy, sự bực bội và hấp tấp bớt khi chiếc xe tiến dần vào làng quê. Chiếc xe lửa tốc hành cực nhanh bỏ lại sau lưng vùng ngoại ô còi cọc đưa tôi vào trạm xe với nhiều hình ảnh sinh động của một thành phố nhỏ gần Grenoble. Tôi ngồi ngoài dãy bàn của quán cà phê ở trạm xe, chờ chuyến xe đi đến tu viện. Chung quanh trang trắ bằng hoa màu đỏ thẳm, tôi uống ly rượu vang, nghe chim hót và ng¡m mặt trời lặn sau toà nhà rỉ màu đất sét, suy gẫm đây là những gì tôi mơ ước. Khi đó, nhìn xa xa, tôi nghỉ tới nước Pháp. Một chiếc xe Deux Chevaux cũ kỹ chạy tới với người tài xế tiến đến tôi như điện trên sườn đồi uốn khúc quanh dãy núi với ống khói xông lên và nhạc jazz vang dội từ máy phát thanh trong xe. Ông ta là một người khách thường xuyên đến tu viện để tìm sự thanh thản, ông cho biết.

Khi máy xe và máy phát thanh ngừng là chúng tôi đến địa điểm. Tôi thừa nhận ông ta đúng. Ở đây tu viện được xây bên bờ ngọn núi to, có một sự yên N

lặng hoàn toàn và một vẻ đẹp hùng vĩ. Trên mặt đất, đầy bông dại, xanh, tr¡ng, đõ, vàng - trong khi tất cả xung quanh vút lên các viễn cảnh xa tắt. Sau này tôi được biết các loại nai rừng rải rác kh¡p sườn núi, dường như rất mầu nhiệm vì nai là quốc hiệu của Tây Tạng. Tu viện phản ảnh hiện thân của hai nền văn hoá. Đây đó rải rác các tòa nhà cổ - dãy nhà đá cũ xinh x¡n với mái che xiêu vẹo, giống như nhà của những người Pháp chăn bò. Phắa trước là tu viện tr¡ng, mới, to lớn đứng sừng sửng, trang trắ rặc theo Tây Tạng.

Trinley Tulku ra gặp tôi. Trong hoàng hôn chiều tôi thấy chàng thiếu niên dong dõng cao trong bộ cà sa vàng và đỏ thẳm, với nụ cười thật hiền từ dễ

mến nhất tôi chưa gặp bao giờ. Ánh m¡t chan chứa mời chào, cậu đưa tôi vào nhà trù tu viện uống trà. Cậu ta, cho biết qua cuộc đàm luận, đang học lái xe và s¡p đi thi. Cậu rất mong được ngồi sau tay lái, và tôi ngẫm lại, dù nơi đây hẻo lánh cở nào, đời sống kỳ lạ ra sao, thì dấu hiệu cuộc sống Tây phương hiện đại vẫn không xa khỏi tầm tay. Anh ngữ cậu rất khá, pha lẫn âm thanh Pháp ngữ. Cha cậu người Pháp, mẹ là Mỹ. Đó là những gì tôi biết về cậu, cậu giữ cuộc sống kắn đáo.

Sáng hôm sau, ngồi kiết già trong phòng cậu trên tầng lầu chót của tu viện với toàn cảnh trắ của thung lũng và đồi núi xa xa, Trinley tiết lộ cho tôi về lịch sử mà cậu đã chuẩn bị. Sanh năm 1975, cha mẹ là đệ tử của Phật giáo Tây Tạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

‘Lúc nhỏ tôi đã có ý muốn trở thành tu sĩ. Tôi luôn luôn hỏi mẹ dẫn đi chùa. Tôi rất thắch mặc y tu sĩ. Có rất nhiều ảnh tôi chụp lúc nhỏ, luôn luôn tươi cười trong y phục tăng sĩ. Nhưng tôi còn nhớ khi mẹ tôi giao tôi cho tu viện tôi rất buồn. Tôi khóc vài ngày. Đây là lẽ đương nhiên. Lần đầu tiên v¡ng mẹ lúc tôi còn rất nhỏ. Bà đến thăm tôi thường xuyên. Rồi tôi quen dần. Tôi biết bà lại sẽ đến’. Cậu cho biết cậu đi tu vào lúc ba tuổi.

Như phần đông các hóa thân Tây phương khác, Trinley được tìm ra qua sự liên hệ của song thân cậu vào Phật pháp. Ở tuổi 18 tháng cậu đã nói được tiếng Tây Tạng, học từ nhũ mẫu - một khắ cụ vô giá cho cuộc đời cậu trong tương lai. Khi chơi giởn trong tu viện cậu được Đại sư Kalu nhận diện, sau vài lần thử nghiệm cậu được chánh thức công nhận là hoá thân của Đại sư Khashap. Sau đó được Đức Kamapa, người được dân tỵ nạn Tây Tạng tôn kắnh ngang hàng với đức Dalai Lama, nhất là trong dòng Kagyu.

‘Tôi được cho biết tôi là hoá thân của Đại sư Khashap, người có một tu viện ở Tây Tạng. Tôi không nhớ nhiều về câu chuyện trừ ngài viên tịch khi

nhỏ vì bệnh lao. Ngài tịch trong khi nhập thất’. Trinley cho biết. Cậu cho biết rất ắt, vì không biết hay vì không muốn tiết lộ, hoặc đơn giản vì miễn cưỡng phải nói về năng lực khác thường của tâm thức mà cậu đạt được, rất khó nói. Tôi yêu cầu thêm vài chi tiết.

‘Trong đời trước tôi có ý muốn đi phương Tây, và cho mọi người gần tôi biết sẽ gặp lại ở đó. Ngoài ra tôi không nhớ nhiều khi nhỏ trừ hai vị Kamapa và Kalu thắch tôi’.

Thật vậy, lúc nhỏ cậu ở gần bên Đại sư Kalu người nuôi dưỡng và cổ võ khả năng tâm thức cậu phát triển. Đây là cuộc sống phi thường đối với cậu bé Pháp - Mỹ, được nuôi dưỡng như đứa con một vị thánh vĩ đại, được giáo huấn toàn bộ Phật pháp và nghi lễ Phật giáo Tây Tạng. Ai gặp cậu lúc đó cho biết cậu thường hay chạy ra vào trong các buổi lễ tự nhiên như ở nhà, và Đại sư Kalu luôn luôn thương yêu, luôn luôn an ủi, đôi lúc nuông chiều như người hiền phụ. Một vài kẻ khác nói cậu đặc biệt giúp Đại sư Kalu trong các buổi lễ, người khác nói cậu có hơi hoang và đôi lúc ngoan cố.

‘Tôi sống với đại sư Kalu bảy năm, châu du kh¡p Âu châu và Á châu’, cậu nói, ‘đi thăm các trung tâm của Đức Kamapa. Khi mười tuổi tôi đến đây’.

Đây là thời gian b¡t đầu huấn tập nghiêm túc. Đã tám năm qua, mỗi ngày, cậu tinh tấn thực hành kỹ luật tu sĩ như hàng triệu người khác trước cậu trong tổ chức tu học tâm linh trong dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nếu nói đây là chương trình hằng ngày đòi hỏi nơi cậu thì là nói giảm đi rất nhiều.

Cậu dậy lúc sáu giờ sáng tự thực tập riêng. Lúc bảy giờ dự lễ sáng với mọi người. Điểm tâm tám giờ. Học tới 12g30 trưa. Dùng ngọ. Từ ba giờ tới năm học thêm Anh ngữ. Làm bài tới bảy giờ, rồi dự lễ chiều. Ăn tối tám giờ. Từ chắn tới 11g30 tối thực tập và làm bài. Xong đi ngủ.

Thứ bảy Chủ nhật không được nghỉ. Tây Tạng không có khái niệm cuối tuần. Chương trình học, tụng kinh, ngồi thiền liên tục quanh năm không ngừng. Và chắnh cậu quyết tâm tiếp tục mãi cho đến khi nào đạt bằng chứng chỉ mới thôi. Có thể phải mất thêm mười năm nữa nhưng cậu không màng. Vị hoá thân này, mặc dù là người Tây phương, chấp nhận truyền thống văn hoá Tây Tạng, dù cậu có học Pháp và Anh văn thêm. ‘Tôi sẽ tiếp tục học một thời gian dài nữa. Tôi muốn hoàn thành. Không dại gì ngừng. Tôi tin tưởng đây là một cơ hội tốt’. Cậu khai báo nhẹ nhàng.

Tôi hỏi cậu muốn cuộc sống sau này ra sao. ‘Trước tiên tôi muốn giúp đỡ hai vị Kalu và Kamapa. Đây là công việc chánh - dù sao, họ là

người nhận ra tôi’. Cậu trả lời, biết rất rõ là hai vị đã viên tịch và hiện giờ đang ở trong thân xác mới cũng được nổi tiếng như xưa. Cũng đang được huấn luyện như cậu. Câu trả lời gây thất vọng. Dường như cậu nói chuyện như một tu sĩ Tây Tạng ngoan ngoản được giáo huấn làm thơ theo khái niệm Đông phương đặt đạo hiếu lên trên mọi việc. Có phải cậu bị tẩy não vào một hệ thống tiếp tục đã có sẵn từ trước? Có phải khả năng Tây phương của cậu về mở mang tư tưởng, tắnh chất cá nhân mỗi người đã hoàn toàn tiêu tan? Có phải sự tái sanh của cậu chỉ có vậy? Cậu tiếp:

‘Và rồi có thể, nếu tôi có thể giúp ắch gì cho dân chúng Âu châu hiểu được Phật pháp, tôi thắch làm thế. Còn rất mới, phần đông dân địa phương không hiểu biết gì về chân giáo. Họ thắch những việc tầm thường như hội họa, ngai vàng, khắ cụ tôn giáo. Nhưng triết học Phật pháp, điều mà có thể chuyển hoá cuộc sống con người - tôi muốn giải thắch cho họ hiểu’. Cậu nói:

Sự thất vọng tan biến. Ở đây, một lần nữa, thông điệp rất rõ ràng, mục đắch của một hoá thân Tây phương, lý do mà một vị thánh tăng Tây Tạng chọn để trở lại vào một mảnh đất lạ, một thân xác ngoại quốc. Nếu không tại sao điều này xảy ra mà không tiết lộ cho thế giới biết điều huyền diệu cao thượng, con đường bắ mật hứa hẹn phục vụ tất cả chúng sanh giải thoát khỏi xiềng xắch đau khổ, đã khai mở trên miền đất giá lạnh, thành trì kiên cố của Tây Tạng?

Và nếu Trinley chọn cuộc đời dường như lúc đầu nhìn qua, chỉ là một sự trở lại cuộc sống của một vị Lama Tây Tạng, thì chủ tâm của cậu thâm sâu hơn nhiều. Sau đó tôi thấy chương trình của Trinley đã b¡t đầu giảng dạy tại tu viện. Cậu chủ trì các buổi ngồi thiền và giải thắch sự thực tập sơ đẳng.

Nhưng cậu cho biết, cậu vẫn còn tiếp tục học hỏi nơi các vị thầy Tây Tạng của cậu, và con đường tu tập ấy còn rất dài.

Đã hơn mười năm Trinley ở tại núi niềm Nam nước Pháp, giữ đúng chương trình tu học phi thường hằng ngày của cậu - riêng biệt, nghiêm kh¡c cho một thiếu niên vừa trưởng thành. Không biết cậu có nhớ các buổi tiệc, đá banh và các linh tinh khác mà các chàng trai trẻ ở tuổi cậu thường thắch? Có bao giờ cậu xuống núi?

‘Tôi không chơi thể thao’, cậu trả lời. ‘Sau giờ ngọ, tôi thường tản bộ ra ngoài. Nhiều khi tôi về thăm cha tôi, và tôi đi coi chiếu phim với bạn. Tôi không có giờ rảnh! Bà nên nhớ tôi vào đây lúc còn rất nhỏ. Tôi rất hạnh phúc. Một việc duy nhất tôi muốn làm là học thêm, biết nhiều thêm. Thật sự tôi không thắch học

l¡m, bà hiểu chớ. Nhưng tôi muốn biết mọi việc, nên

Một phần của tài liệu Một phương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn theo lời dạy Đức Phật Đức Phật chứng nghiệm Tài liệu Viện Đại Học Phật Giáo (Trang 37 - 40)