Ấn Độ và Nepal

Một phần của tài liệu Một phương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn theo lời dạy Đức Phật Đức Phật chứng nghiệm Tài liệu Viện Đại Học Phật Giáo (Trang 30 - 37)

C/ Quan hệ thứ ba là TIẾN BỘ KHOA HỌC

Ấn Độ và Nepal

TK. Thắch Trắ Thuyên kắnh ghi huyến hành hương chiêm bái Phật tắch tại Ấn Độ là Nepal lần này được s¡p xếp từ đầu tháng 05 năm 2012, dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Viện Chủ Tự Viện Linh-Sơn thượng Giác hạ Hoàn và tổ chức của chư Tăng Ni và Phật tử GHPG Linh Sơn Pháp quốc. Chuyến hành hương lần này nhằm mục đắch tạo cơ hội cho chư Tăng Ni, Phật tử bốn phương về chiêm bái và đảnh lễ các Phật tắch tại xứ Phật (Ấn Độ và Nepal), nơi Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn v.v... Ngoài việc chiêm bái và tu học ra, phái đoàn còn tham dự các Phật sự như khánh thành chùa, đăng đàn truyền giới pháp và làm từ thiện.

Phái đoàn khởi hành từ Tự Viện Linh Sơn, vào lúc 17g00 ngày 31-10-2012, trong khi bầu trời Paris vẫn còn ấm áp của mùa Hạ vừa qua. Ngoài hành lý cá nhân, phái đoàn còn mang theo 15 thùng cartons, tổng cộng trên 200 kg, gồm ẩm thực cho phái đoàn, quà biếu tặng các chùa, kinh sách v.v... Vì vậy mà phái đoàn phải gặp khó khăn khi ‘check in’ nhưng nhờ sự

trợ giúp của Phật tử Diệu Trắ mọi việc đều được ổn thỏa. Sau hơn một giờ check in và thủ tục giấy tờ, phái đoàn vào phòng chờ đợi. Đúng 21g30, chiếc phi cơ Ấn Độ ‘AI 142’ cất cánh, bay suốt tám tiếng đồng hồ và tới phi trường Delhi, Ấn Độ vào lúc 09g30 sáng, ngày 01-11-12.

Khi rời phi trường Delhi, chúng tôi hội nhập cùng với chư Tăng Ni và quý Phật tử đến từ các quốc gia khác. Phái đoàn tổng cộng gồm 39 vị đến từ năm quốc gia (Pháp, Mỹ, Úc Đại Lợi, Thụy Sĩ và Việt Nam) với sự hướng dẫn của ĐĐ. Thắch Hoằng Hòa, Người đã từng ở xứ này trên 7 năm và hiện vẫn còn đang tu học tại đây. Thầy độ tuổi 40, rất năng động, hiểu biết rất nhiều về các thánh tắch cũng như danh lam th¡ng cảnh tại đây, được Thầy hướng dẫn chúng tôi cũng yên tâm.

Sau 30 phút trò chuyện hỏi thăm, phái đoàn cùng nhau về khách sạn Asoka dùng trưa, rồi b¡t đầu cuộc hành trình về thành phố Agra, cách thủ

đô Delhi khoảng 210km nhưng phải mất 5 tiếng mới đến. Phái đoàn dùng cơm chiều và nghỉ tại khách sạn Howard Park Plaza, đêm ấy.

07 giờ sàng, ngày 02 tháng 11, phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình đi Lucknow, rồi về Kushinagar (nơi Đức Phật Thắch Ca thị hiện niết bàn). Rời thành phố Agra, nhìn qua cửa sổ xe car, chúng tôi thấy được cảnh nghèo cùng rách rưới của người dân địa phương. Dân chúng ở đây phần đông ai cũng giống như ai, áo quần lem luốc, thân thể gầy đen. Gương mặt trầm lặng thể hiện một sự chịu đựng âm thầm của kiếp sống không may. Theo Thầy Hoằng Hòa nói: Họ nghèo nhưng họ rất lương thiện.

Đường đi từ Agra đến Kushinagar, có đoạn tốt, có đoạn cũng rất xấu nhưng sau 15 tiếng ngồi l¡c lư trên xe, phái đoàn cũng đến được Kushinagar vào lúc 23g30, và nghỉ tại khách sạn Buddha.

Theo chương trình, 09 giờ sáng ngày 03-11- 12 là lễ cung nghinh Phật Ngọc tại chùa Linh Sơn Song Lâm Kushinagar, nhưng vì thủ tục giấy tờ hải quan bị đình trệ nên Phật Ngọc Hòa Bình đến không kịp, vì thế đại lễ cung nghinh Phật Ngọc tạm đổi sang ngày khác. Thay vào chương trình cung nghinh Phật Ngọc, sáng hôm ấy, Phái đoàn đi lễ Phật tại tháp Đại Niết Bàn. Nơi Phật nhập Niết bàn cách chùa Linh Sơn Song Lâm độ vài trăm thước. Rừng Sa La khi xưa nay đã trở thành một công viên lớn, còn lại vài cây Sa La cao lớn, với những vòng khuôn gạch cũ kỹ đầy cát bụi. Chắnh giữa vườn là tháp thờ tượng Phật Đại Niết Bàn. Đến nơi, Hòa Thượng trưởng đoàn đi trước, chúng tôi tuần tự theo vào.

Vào trong tháp, chư Tăng và Phật tử Thái Lan đang tụng kinh bằng tiếng Pali vang rền cả tháp. Chúng tôi chỉ thầm lặng đi nhiễu Phật ba vòng, lễ Phật ba lạy rồi chậm rãi trở ra. Tôn tượng Cha Già đang yên giấc trong tư thế thiền ngọa, dài độ 7m, làm bằng đá chum-na, phết bằng vàng, trông rất kắnh quý. Tự nhiên, Tôi cảm thấy rúng động, buồn tủi cho kiếp số vô phước, vô phần của mình đã đến quá muộn. Không được đắch thân diện kiến Đức Thế Tôn, được nghe Ngài thuyết pháp và cứu độ cho, lại còn bị sanh vào đời mạt pháp ‘ngũ trược ác thế’ này.

Hoàn cảnh của chúng tôi thật đúng như trong bài kệ như sau:

‘Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đ¡c nhân thân Phật diệt độ, Áo não thử thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim s¡c thân’.

Bên ngoài, phái đoàn chuyển tụng kinh Đại Niết Bàn, ôn lại những lời Phật dạy năm xưa. Sau thời kinh, phái đoàn đi đến nơi trà tỳ và phân chia xá lợi của Đức Thế Tôn. Nơi đây chúng tôi chỉ thấy một khối gạch khổng lồ đứng sừng sững trầm lặng dưới bầu trời xanh, bao quanh là những hàng cây nho nhỏ và vài vách tường gạch cũ kỹ đổ bể từ lâu, không có hình tượng Phật hay chùa tháp chi cả. Chúng tôi tạm đặt bàn thờ một nơi bên cạnh khối gạch để làm lễ. Sau thời kinh, ĐĐ. Hoằng Hòa đã giải thắch đôi điều về lịch sử nơi này. Đại ý như sau: Sau khi đức Phật thọ trai lần chót tại nhà ông Thuần Đà, Ngài giao bình bát cho Tôn giả Anan và đi thẳng đến rừng Sa La Song thọ truyền treo võng lên hai cây Sa La rồi nằm nghiêng mình về phắa tay phải, mặt hướng về phắa tây, đầu hướng b¡c và nhập đại niết bàn. Bấy giờ rừng cây Sa La tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, chim chóc im bặt tiếng hót, vạn vật như chìm lặng trong những giây phút nặng nề của sự chia ly. Đại Tăng thỉnh kim thân Ngài vào kim quan và bảy ngày sau, đưa kim quan vào thành Câu Thi Na để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ. Tám vị quốc vương thời bấy giờ kéo binh hùng tướng dũng đến để toan tranh giành xá lợi, nhưng ông Hương Tắch y theo di chúc của đức Phật, đứng ra điều đình. Nhờ thế sự phân chia xá lợi đều được ổn thỏa. Xá lợi Phật được phân chia thành ba phần: thiên cung, long cung và nhân gian. Phần ở nhân gian được chia thành 8 phần cho 8 vị quốc vương. Rừng Sa La không phải là nơi chỉ có Phật Thắch Ca thị hiện niết bàn mà cũng là nơi thị hiện niết bàn của chư Phật trong quá khứ... Sau thời pháp, chúng tôi nhanh nhẹ chụp vài tấm hình lưu niệm với Hòa Thượng trưởng đoàn trước khối gạch rồi tuần tự ra về. Phái đoàn dùng cơm trưa tại chùa Linh Sơn Song Lâm, chiều viếng thăm các chùa trong vùng, một số Phật tử trở lại bảo tháp lễ Phật, kinh hành và tọa thiền.

09 giờ sáng, ngày 04 tháng 11, phái đoàn tham dự lễ khánh thành đại hùng bửu điện chùa Linh Sơn Song Lâm Kushinagar. Đại lễ khánh thành khá dài, chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử đến từ các châu như Mỹ châu, Âu châu, Á châu và Úc châu tham dự rất đông đảo. Quý quan khách và chánh quyền địa phương cũng có mặt, ai cũng có đôi lời phát biểu thật dài và mệt mỏi. Khoảng 11 giờ, Hòa Thượng Tăng Thống GHPGLSTG cùng chư Tôn đức c¡t băng khánh thành. Đại hùng bửu điện

mới khá khang trang và lộng lẫy so với chánh điện cũ. Tầng dưới là điện thờ Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, tầng trên là điện thờ Tam Thế Phật (Phật Thắch Ca, Phật Dược Sư và Phật A Di Đà).

09 giờ sáng, ngày 05 tháng 11, là lễ truyền trao giới pháp cho các giới tử. Đàn truyền Tam quy ngũ giới, lễ thế phát gieo duyên, đàn truyền Sadini thập giới, đàn truyền thức xoa ma na giới và đàn truyền cụ túc giới. Mười lăm Phật tử phát tâm thọ Tam quy ngũ giới và thế phát gieo duyên. Đàn truyền Sadini thập giới gồm hai giới tử là tịnh hạnh nhân Chân Như và Thuận Thảo. Đàn truyền Thức xoa ma na giời chỉ có Sadini Thanh Chân. Đàn truyền Tỳ kheo cụ túc giới chỉ có Sadi Toại Nguyện. Giới đàn ni do quý Ni Trưởng phụ trách như NT. Như Hải, Như Minh, Như Thông, Như Hòa v.v... Giới đàn Tăng do Hòa Thượng Tăng Thống, HT. Giác Hoàn, HT. Đỗng Quyên v.v... đảm trách.

07 giờ sáng, ngày 06 tháng 11, sau bốn ngày tạm trú tại Kushinagar với nhiều kỷ niệm khó quên, phái đoàn lại phải lên đường tiếp tục cuộc hành trình về thánh tắch Vaishali (Tỳ Xá Ly). Trước khi đến Vaishali, phái đoàn viếng thăm nền nhà của cư sĩ Thuần Đà, người đã cúng dường bữa cơm cuối cùng lên Đức Phật trước khi Ngài nhập đại Niết bàn và viếng thăm tháp Kesaria, nơi Đức Phật dừng chân lần cuối ở Vaishali và cũng là nơi Ngài tuyên bố: Ngài sẽ nhập đại niết bàn sau ba tháng, trước khi Ngài đến Kushinagar.

Trời n¡ng nực vào giữa trưa, phái đoàn đến vương quốc Vaishali. Vương quốc Vaishali, cách thủ phủ Patna thuộc bang Bihar khoảng 60km, là những nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Vaishali là một trong 8 nước được tôn thờ một phần xá lợi của Đức Phật và cũng là nơi kiết tập kinh điển lần thứ hai do Tôn giả Yasa chủ tọa với hội đồng Tăng già gồm 700 vị A La Hán, sau khi Đức Phật nhập niết bàn khoảng 110 năm. Sau tám tháng kiết tập kinh điển, từ đây Phật giáo được chia thành hai bộ phái: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Đại chúng bộ được chiếm đa phần với tổng số 60%, nay vẫn còn được truyền thừa về phắa b¡c như Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn v.v... Thượng tọa bộ chiếm thiểu số với 40%, nay vẫn còn được lưu truyền về phắa nam như Tắch Lan, Thái Lan, Miến Điện v.v...

Nơi đây nay vẫn còn lưu lại cột trụ đá (Asoka’s pillar) với hình tượng sư tử ngự ở trên. Trụ cao độ 10 thước do vua A Dục xây dựng, đánh dấu hương thất của Phật và chúng Tăng năm xưa. Cạnh trụ đá là tháp của Tôn giả Anan, người có công xin Đức Phật cho nữ giới được xuất gia. Tháp nay chỉ

còn lại một khối gạch đỏ đầy cát bụi và rong rêu. Phái đoàn thành kắnh chiêm bái trước trụ đá và khối gạch rồi ra về.

Vashali cũng là quê quán của cư sĩ Duy Ma Cật. Theo truyền sử, cư sĩ Duy Ma Cật là một vị đại Bồ tát, thị hiện tu tại gia, Ngài luôn giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của bậc đại Sa môn. Ngài đã từng cúng dường vô lượng Đức Phật, sâu trồng cội lành, đặng vô sanh pháp nhẫn... Chư Phật trong mười phương đều khen ngợi, hàng Đế Thắch, Phạm vương, các vua trời đều kắnh trọng.

Sau khi chiêm bái nền tháp nơi thờ xá lợi Phật của dòng họ Licchavic năm xưa (Relic stupa of Licchavic), phái đoàn viếng thăm chùa tháp Kiều Đàm Di, một ngôi chùa Việt Nam đầu tiền được xây dựng tại Vashali do NT Khiết Minh trụ trì. Ni Trưởng vẫn còn đang xây dựng một ngôi bảo tháp đồ sộ, với nhiều bộ kinh được kh¡c trên đá bao quanh bảo tháp, một công trình rất công phu và vĩ đại. Phái đoàn dùng cơm tối và nghỉ tại chùa Thái Lan Sach ngày hôm ấy.

03 giờ sáng, ngày 07 tháng 11, phái đoàn rời chùa Thái khởi hành đi Rajgir (thành Vương Xá). Ra khỏi thành phố là nơi thôn quê nghèo nàn với những nhà rơm vách đất. Dân chúng ở đây phân đông sống nhờ nghề nông nghiệp, rất kh¡c khổ. Sau khi dùng sáng tại suối nước nóng, phái đoàn viếng thăm động Thất Diệp, nơi diễn ra kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhứt do Tôn giả Maha Ca Diếp chủ tọa với 500 vị A La Hán. Tôn giả Anan được phụ trách trùng tuyên kinh tạng và tôn giả Ưu Ba Ly được phụ trách trùng tuyên luật tạng. Sau ba tháng kiết tập, từ đây Tam tạng kinh điển đầu tiên được hình thành nhưng chỉ bằng khẩu truyền.

Khoảng 11 giờ, phái đoán viếng thăm núi Linh Thứu. Đường lên núi Linh Thứu ngày nay rất tốt so với 12 năm trước (lần đầu tiên chúng tôi viếng thăm). Khoảng 30 phút bộ hành, là chúng tôi đã đến đỉnh núi. Ngang qua hang động của Ngài Anan, chúng tôi đứng lại lễ bái để tưởng nhớ đến ân Ngài, vị đệ nhứt đa văn, 25 năm làm thị giả cho Đức Phật và cũng là người kế thừa Tổ vị thứ nhì sau Ngài Maha Ca Diếp (Vị Tổ đầu tiên). Sau một khúc quanh và một thang dốc đứng là đỉnh núi Linh Thứu. Trên mặt đỉnh chỉ còn lại một nền gạch cũ kỷ, có lẽ là nơi mà Đức Thế Tôn thường ngự xưa kia. Gió mát thổi nhẹ, khiến tâm mọi người có thể cảm nhận được những cảm ứng linh thiêng tràn ngập tâm hồn. HT. Trưởng Đoàn chủ trì buổi lễ, chúng tôi hòa theo cùng tụng, mong sao tiếng cầu kinh của chúng tôi có thể vang vọng đến mười phương chư Phật. Xuống núi, phái đoàn viếng thăm ngục mà

xưa kia Thái tử A Xà Thế đã nhẫn tâm giam cầm vua cha mình là vua Tần Bà Ta La vì oan gia nghiệp báo từ kiếp trước.

Chiều phái đoàn viếng thăm bịnh viện nơi y sĩ

Jivaka chữa bệnh cho Tăng đoàn, tinh xá Trúc Lâm và Đại học cổ Nalanda. Bịnh viện nay chỉ còn lại những nền gạch đỏ cũ với vài cây xanh chung quanh. Y sĩ Jivaka cũng là em một cha khác mẹ với vua A Xà Thế, Y sĩđã từng giúp Đức Phật rất nhiều về việc đúc kết giới luật ăn uống cho Tăng đoàn.

Tinh xá Trúc Lâm là nơi Đức Phật đã từng an cư kiết hạ khoảng 4 hạ tại đây, do Vua Tần Bà Ta La hiến cúng. Tinh xá nay chỉ là một vườn cây xanh biếc với những bụi trúc xanh um vươn sức sống. Cảnh trắ nơi đây rất đẹp và thanh lịch, giữa vườn là hồ nước to mà ngày xưa Đức Phật và chư Tăng thường câu hội. Hàng liễu rũ quanh bờ hồ đong đưa theo gió, nhẹ nhàng tự tại như người vừa được thoát trần. Chắnh tại tinh xá Trúc Lâm Đức Phật đã chế giới luật để hàng Tăng ni Phật tử theo đó mà giữ giới tu hành. Trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt, Tôn giả Anan đã thưa hỏi: Sau khi Đức Như Lai vào niết bàn, chúng con phải nương theo ai làm thầy. Đức Phật dạy: Hãy nương theo giới luật làm thầy, giới luật còn, Phật pháp còn. Chúng tôi lẵng lặng đi quanh bờ hồ, thành kắnh niệm thầm hồng danh của đấng Từ Phụ để tưởng nhớ đến công ơn Ngài đã vì chúng sanh mà chịu muôn vàn gian khổ.

Thành Vương Xá là kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà năm xưa, cũng là quê quán của Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên. Xe ngừng, chúng tôi tiến vào viện đại học cổ Nalanda. Viện được xây vào thế kỷ thứ 2 và hưng thịnh ở thế kỷ thứ 5 và thứ 6, rồi cũng theo luật vô thường biến chuyển ‘thành trụ hoại không’. Đến thế kỷ thứ 13 (sau năm 1235) thì dần dần tàn lụi vì bị quân đội Hồi giáo đốt phá nhiều lần. Vào thời cực thịnh, viện có đến khoảng 10,000 Tăng sĩ tu học dưới sự

N ú i L in h T h ứ u t ạ i R a jg ir

hướng dẫn của hơn 1510 giáo sư, và sự tài trợ của 200 ngôi làng trong vùng. Một viện đại học đầu tiên và đặc biệt nhất của Phật giáo từ xưa đến nay. Những vị Tổ như Bồ Tát Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước v.v... cũng đã từng tu học tại đây. Vào đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7), Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang cũng đã đến đây tu học. Ở Việt Nam có Ngài Đại Thặng Thăng cũng đến đây tu học trong thời kỳ cực thịnh. Nhưng đến nay viện chỉ còn lại những nhà, vách tường, cột đá, lưu lại một chứng tắch huy hoàng của lịch sử. Du khách lai vãng thật đông nhưng không gây ra sự ồn ào, có lẽ vì ai cũng nặng lòng xót thương cho một cảnh tang thương đổi dời.

Đại Học Cổ Nalanda

Khoảng 17 giờ chiều, phái đoàn rời Nalanda đi Bồ đề đạo tràng (BĐĐT), nơi Đức Thế Tôn thị

Một phần của tài liệu Một phương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn theo lời dạy Đức Phật Đức Phật chứng nghiệm Tài liệu Viện Đại Học Phật Giáo (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)