Nội dụng khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 30 - 35)

7. Giả thuyết khoa học

1.2.3.Nội dụng khảo sát thực trạng

1.2.3.1. Thực trạng dạy học môn Khoa học 5 hiện nay

-Về PPDH môn Khoa học 5

Bảng mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học môn Khoa học 5

STT Tên phương

pháp

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL % 1 Đàm thoại 42 84 8 16 0 0 2 Thuyết trình 45 90 5 10 0 0 3 Quan sát 35 70 15 30 0 0 4 Thảo luận nhóm 36 72 10 20 4 8 5 Thí nghiệm 20 40 25 50 5 10 6 Trò chơi 34 68 14 28 2 4 7 BTNB 0 0 5 10 45 90 Nhận xét:

Qua bảng trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, PPDH được sử dung thường xuyên nhất ở tiểu học là phương pháp thuyết trình (95%), các phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi cũng được nhiều GV lựa chọn. Phương pháp thí nghiệm được sử dụng ít hơn (40%) và cuối cùng là phương pháp BTNB (8% thỉnh thoảng sử dụng).

Thí nghiệm là phương pháp rất phù hợp với các nội dung môn Khoa học có tác dụng kích thích học sinh tư duy, tìm tòi, khám phá kiến thức bài học thông qua việc tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra chỉ có 40% GV thường xuyên sử dụng phương pháp này. Nguyên nhân có thể là do hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện thí nghiệm ở một số trường tiểu học còn thiếu thốn mà đây lại là một yếu tố quyết định cho việc tiến hành thí nghiệm. PPDH BTNB được sử dụng rất hạn chế.

Bảng mức độ sử dụng các hình thức dạy học môn Khoa học 5

STT Hình thức

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL % 1 Dạy học cá nhân 35 70 12 24 3 6 2 Dạy học theo nhóm 40 80 10 20 0 0 3 Dạy học cả lớp 42 84 6 12 2 4 4 Dạy học trong lớp 50 100 0 0 0 0 5 Dạy học ngoài lớp 1 2 30 60 19 38 6 Tham quan học tập 1 2 24 48 25 50 - Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên cho thấy các GV thường xuyên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở tiểu học như: dạy học trong lớp (100%), dạy học cả lớp (84%), dạy học theo nhóm (80%), dạy học cá nhân (70%). Các hình thức khác ít được sử dụng thường xuyên hơn như: dạy học ngoài lớp (2%), tham quan học tập (2%). Việc sử dụng và phối hợp hợp lí các hình thức tổ chức dạy học là cần thiết giúp GV tiến hành một tiết dạy có hiệu quả.

1.2.3.2. Thực trạng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học ở tiểu học

- Nhận thức của giáo viên về vai trò của PPBTNB trong dạy học môn Khoa học 5

Bảng đánh giá của giáo viên về vai trò của PPBTNB

STT Mức độ Ý kiến SL Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 20 40 2 Quan trọng 10 20 3 Không quan trọng 5 10 4 Không có ý kiến gì 15 30

- Nhận xét:

Khi được hỏi về vai trò của PPBTNB thì ta thấy có 60% GV cho rằng đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết ( trong đó rất quan trọng là 40%,quan trọng là 20%). Tuy nhiên mức độ thường xuyên sử dụng phương pháp này là 0%, thỉnh thoảng sử dụng là 5%. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn giữa nhận thức của GV về vai trò của PPBTNB với việc vận dụng PPBTNB trong thực tiễn.

Khi trao đổi trực tiếp với GV nhiều GV bày tỏ những khó khăn do hạn chế trong việc tiếp cận các PPDH mới trong đó có PPBTNB nên nhiều lúng túng khi vận dụng phương pháp sao cho có thể phát huy tính tích cực của HS.

- Nhận thức của GV về đặc trưng của PPBTNB

PPDH BTNB Ý kiến của GV Đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý SL % SL % SL % Là PPDH phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS 50 100 0 0 0 0 Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS 40 80 9 18 1 2

Phát triển năng lực tự đánh giá 23 46 25 50 2 4

Giúp HS tiếp cận dần với các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành

49 98 1 2 0 0

Đặt HS vào vị trí của một nhà

nghiên cứu khoa học 5 100 0 0 0 0

Rèn luyện năng lực cộng tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong học tập của HS 45 5 0 0

Phát triển khả năng sáng tạo của

- Nhận xét:

Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy 100% GV đồng ý PPBTNB là PPDH phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS, phương pháp này dặt HS vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa học và nó phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. 98% GV đồng ý PPBTNB giúp HS tiếp cận dần với các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành,…Ta có thể nhận thấy các thầy cô đa số đều hiểu rõ bản chất của PPBTNB. Như vậy ở đây có sự mâu thuẫn giữa nhận thức với việc vận dụng phương pháp này của GV trong dạy học môn Khoa học lớp 5.

- Thông qua phỏng vấn nhận thấy hầu hết GV đều cho rằng PPBTNB có khả năng vận dụng hiệu quả trong dạy học môn Khoa học 5. Môn học này có tính thực tiễn cao gắn liền với cuộc sống hàng ngày của HS chính vì vậy việc vận dụng PPBTNB trong dạy học là rất cần thiết và phù hợp.

- Nghiên cứu giáo án giảng dạy của GV cho thấy tổ chức dạy học Khoa học hiện nay được hầu hết GV thiết kế và vận dụng theo tiến trình gợi ý trong SGV và sách thiết kế môn học. Hiệu quả vận dụng PPBTNB chưa cao, chủ yếu là do cách dạy của GV và cách học của HS. Nhiều nội dung dạy học GV chỉ dừng lại ở phạm vi kiến thức có sẵn trong SGK, không mở rộng kiến thức cho HS.

=> Từ khảo sát thực trạng có thể rút ra một số kết luận như sau:

- GV còn hạn chế trong việc tiếp cận các PPDH mới. Chưa hiểu rõ bản chất và đặc trưng của PPBTNB dẫn tới vận dụng trong thực tiễn chưa hiệu quả.

- HS vẫn còn thói quen học tập thụ động; việc giảng dạy của GV thiên về việc giảng giải phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn.

- Điều kiện trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các trường còn chưa được trang bị đầy đủ, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của GV và HS.

Chƣơng 2

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5

Một phần của tài liệu Biện pháp vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 30 - 35)