Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Một phần của tài liệu Biện pháp vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 35 - 36)

7. Giả thuyết khoa học

2.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là một tập hợp nào đó những yếu tố có mối quan hệ lẫn nhau, tạo ra sự thống nhất ổn định, tức là một chỉnh thể. Vận dụng nguyên lí về tính hệ thống của triết học duy vật biện chứng Mác - Lênin, người nghiên cứu xem xét hoạt động học tập của học sinh theo PPBTNB với tư cách là một bộ phận trong hệ thống hoạt động của con người.

Từ quan điểm đó của hệ thống, việc tổ chức cho học sinh học tập theo PPBTNB có thể phân chia thành các yếu tố và xác lập nên quy trình. Quy trình sử dụng PPBTNB trong dạy học môn Khoa học phải trở thành một chỉnh thể gồm các giai đoạn, các bước khác nhau và chúng được liên kết, gắn bó, thống nhất với nhau và phải được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính. Đảm bảo nguyên tắc này việc xây dựng biện pháp vận dụng PPBTNB phải đảm bảo sao cho:

- Phù hợp với khả năng và đặc điểm nhận thức của học sinh.

- Số lượng các bước, các thao tác vừa đủ để thực hiện hoạt động có hiệu quả.

- Nội dung các bước không quá phức tạp và cũng không quá đơn giản để đảm bảo cho giáo viên và học sinh tiểu học thực hiện trong dạy học môn Khoa học.

- Các bước phải được sắp xếp theo một cấu trúc logic sao cho chúng kế tục nhau, không chồng chéo, không lặp lại (phù hợp với logic nhận thức, logic nội dung bài học…).

- Các thành tố trong quy trình cần được phân chia và sắp xếp sao cho chúng có thể kiểm soát một cách dễ dàng từng bước, từng thao tác cho tới sản phẩm cuối cùng.

Một phần của tài liệu Biện pháp vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 35 - 36)