Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và khoa học trong đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 36 - 37)

7. Giả thuyết khoa học

2.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và khoa học trong đánh giá

quá trình thực hiện của học sinh

Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá là giáo viên đảm bảo đánh giá công bằng, không có sự phân biệt và thiên vị khi đánh giá quá trình cũng như kết quả thực hiện của học sinh. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ bên ngoài (địa vị khin tế - xã hội, nguồn gốc, chủng tộc, môi trường sống,..). Giáo viên cần công khai những nội dung đánh giá.

Đảm bảo tính khoa học trong quá trình đánh giá là giáo viên phải xây dựng và tuân thủ các bước trong quy trình đánh giá. Có sổ quan sát, ghi chép cẩn thận. tỉ mỉ, rõ ràng kết quả các giai đoạn thực hiện của học sinh.

Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ trái lại nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt quá trình. Đánh giá liên tục và định kì là khâu cốt yếu của dạy học nói chung và dạy học theo PPBTNB nói riêng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh thể hiện được những gì đã học bằng nhiều

cách khác nhau. Nhờ đánh giá định kì thông qua hướng dẫn trong bài học, giáo viên biết nhiều hơn về nhu cầu của các em cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp học sinh có kết quả tốt nhất. Để thực hiện tốt nguyên tắc này giáo viên cần:

- Xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng.Tất cả các tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa thành từng mục xây dựng trong các phiếu phát cho học sinh và hướng dẫn sử dụng các phiếu này một cách rõ ràng.

- Hiểu, nắm rõ những mục đích và những tiêu chuẩn đánh giá.

- Đánh giá phải công bằng, phản ánh được kết quả thực của học sinh; không nên để những yếu tố chủ quan hay thiếu trung thực làm sai lệch.

-Phải thường xuyên đối chiếu kết quả thực hiện của học sinh với những tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng.

- Tiến hành đánh giá thường xuyên trong quá trình học của học sinh. - Lựa chọn phương pháp đánh giá.

- Hình thành cho học sinh kĩ năng tự đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 36 - 37)