Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại công ty

Một phần của tài liệu Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh (Trang 26 - 28)

- Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chủ yếu là ở khâu cuối cùng của sản phẩm, đồng thời nhân viên KCS mới chỉ ghi lại tên lỗi và đưa ra biện pháp xử lý tạm thời chứ chưa giả

2.1.3Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại công ty

Con ngư ời :

- Công ty mới đi vào hoạt động sản xuất do đó đội ngũ công nhân lành nghề ắt.

- Không giáo dục cho người công nhân nhận thức về tầm quan trọng của quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Ý thức của người công nhân về quản lý chất lượng sản phẩm là rất kém. Họ chưa thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

- Nhân sự của bộ phận quản lý chất lượng tại phân xưởng là quá ắt, chỉ có 1 người phụ trách kiểm tra chất lượng cho 9 phân xưởng.

- Không tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề và ý thức của người công nhân.

- Công nhân thường xuyên bị ức chế vì người Quản đốc phân xưởng hay gây áp lực cho họ dẫn đến họ có thái độ bất hợp tác và làm việc không nghiêm túc.

Nguyên vật liệu :

- Giấy nhập khẩu có chất lượng tốt hơn giấy trong nước, do đó mà trong quá trình sản xuất giấy nội có tỷ lệ phế phẩm rất cao. Giấy nội thường hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nếu độ ẩm không khắ quá cao thì giấy rất dễ bị ẩm mốc và khi tiến hành in thì hay cho sản phẩm lỗi hơn giấy ngoại.

- Keo : Các loại keo khác nhau thì có độ dắnh khác nhau, tuỳ theo yêu cầu sản phẩm mà sử dụng keo cho phù hợp. Thời gian bảo quản lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của keo, do đó khi dùng sẽ không đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và nếu dùng nhầm loại keo cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm.

- Mực : Là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm của phân xưởng In, nếu mực không được bảo quản cẩn thận thì sẽ bị hỏng và không đảm bảo chất lượng sản phẩm khi sản xuất. Ngoài ra nếu nhân viên kho để lẫn lộn các loại mực với nhau thì cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

- Dung dịch hoá chất : Dung dịch này được dùng để lau quả lô của phân xưởng Phun bóng và vệ sinh các ống đựng mực của phân xưởng In, lau các bản kẽm trong phân xưởng Chế bản. Nếu dung dịch này không đảm bảo chất lượng thì sẽ không tẩy, rửa sạch các vết bẩn của các phân xưởng kia, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối cùng. Cụ thể : Nếu dung dịch cồn không đảm bảo chất lượng thì phân xưởng Chế bản sẽ không lau sạch các đường nét và khi in sẽ cho những sản phẩm có hình những đường nét đó hay như phân xưởng in dùng cồn để vệ sinh máy sau mỗi lần in, nếu còn những vết bẩn thì khi in cũng sẽ cho sản phẩm bị lỗi do có hình của những vết bẩn đó.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ :

Hiện tại, máy móc, thiết bị, dụng cụ của công ty là được trang bị hoàn toàn mới, do đó mức độ ổn định là rất cao tuy nhiên chúng lại không bảo dưỡng định kỳ mà chỉ khi có sự cố hay hỏng hóc thì mới tiến hành sửa chữa. Ngoài ra, trước khi sản xuất nếu người công nhân không điều chỉnh máy chuẩn thì cũng rất dễ gây ra sản phẩm bị hỏng. Thực tế điều này đã xảy ra tại công ty, do điều chỉnh máy và đặt khuôn không chuẩn của công nhân phân xưởng Dập tự động và đã làm hỏng 200tờ in tương đương 1600 sản phẩm. Ngày 20/01/2009 phân xưởng in đã in hỏng 500tờ tương đương 2000 sản phẩm vì lệch tông màu do công nhân trong tổ đã không kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản xuất.

Đo lư ờng :

Khi tiến hành sản xuất, Giám đốc là người quyết định tỷ lệ phế phẩm cho phép, trung bình từ 5% đến 10%, đây là một tỷ lệ rất lớn và đã vô tình tạo ra một sự lãng phắ không cần thiết. Trong thực tế tôi quan sát và thu nhận được thì lượng hàng sản xuất thừa của một đơn hàng là rất lớn, chúng được lưu tại kho của công ty. Và cũng rất khó để cung cấp cho đơn hàng tiếp theo vì có thể khách hàng thay đổi mẫu mã, kắch thước.

Nhân viên KCS sẽ đi từng tổ kiểm tra hàng bằng cách là xem loạt sản phẩm mà phân xưởng vừa gia công xong, nếu có lỗi thì yêu cầu sửa lại hay điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm nhưng chỉ có một nhân viên KCS đi kiểm tra sản phẩm ở tất cả các phân xưởng, do đó mà nhân viên này không thể quản lý được. Khi phân xưởng này gia công xong một lượng bán thành phẩm nhất định nhưng nhân viên KCS chưa kịp kiểm tra thì người công nhân ở phân xưởng kế tiếp đã đến lấy và gia công.

Tuỳ từng lô hàng và thời gian cho phép mà nhân viên KCS sẽ kiểm tra 100% hay xác suất, nhưng trên thực tế thì chỉ kiểm tra xác suất. Do đó mà hàng bị khách trả về khá nhiều.

Một phần của tài liệu Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh (Trang 26 - 28)