Phân xưởng Bồi :

Một phần của tài liệu Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh (Trang 31 - 34)

- Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chủ yếu là ở khâu cuối cùng của sản phẩm, đồng thời nhân viên KCS mới chỉ ghi lại tên lỗi và đưa ra biện pháp xử lý tạm thời chứ chưa giả

2.2.2. Phân xưởng Bồi :

Cơ sở của giải pháp :

Đây là một phân xưởng khá đơn giản, bao gồm :

- Một máy Bồi được mua mới hoàn toàn, 4 công nhân nam, 8 pallet, diện tắch phân xưởng rộng khoảng 80m2.

- Nguyên liệu để tiến hành sản xuất gồm có : Giấy sóng các loại, giấy đã in sản phẩm của phân xưởng in, các loại keo.

Vì đơn giản như vậy mà hiện này phân xưởng này có khá nhiều vấn đề nhỏ mà không ai muốn giải quyết, chắnh vì vậy mà năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của phân xưởng là rất kém.

- Giấy sóng sau khi được nhập về kho thì chúng được đặt lên những pallet, tuy nhiên do tắnh chất là cong vênh vì vậy chúng cần được có một vật nặng đặt lên bề mặt, có như vậy thì những tờ giấy sóng này mới phẳng ra. Nhưng hiện tại phân xưởng chỉ dùng những chiếc pallet đặt lên do đó mà hiệu quả đạt được không cao.

- Sau khi gia công xong thì máy móc không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra máy móc không được bảo dưỡng thường xuyên, chỉ khi nào có sự cố thì mới tiến hành sửa chữa.

- Trong và sau khi gia công xong, những sản phẩm bị hỏng được để lộn xộn, không quy định nơi để nguyên liệu, thành phẩm, sản phẩm hỏng.

Nội dung tiến hành :

Thường xuyên dọn sạch phân xưởng bằng cách loại bỏ những phế phẩm ra khỏi phân xưởng, vệ sinh thường xuyên nhằm hạn chế bụi bám trên bề mặt máy và các dụng cụ khác.

- Sau khi gia công xong thì bán thành phẩm cần được kéo ngay sang tổ Dập bán tự động, vì tại tổ này có khu vực để bán thành phẩm.

- Cần treo các biển chỉ dẫn để các công cụ, dụng cụ, nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu trong phân xưởng, để chúng được đặt đúng nơi quy định, kắch thước biển là 30cm x 20 cm.

- Mua một số tấm gỗ, để đặt lên những tờ giấy sóng, mục đắch là ép cho tờ giấy sóng phẳng để tránh tình trạng giấy sóng bị cong, vênh.

- Tiến hành bảo dưỡng máy Bồi định kỳ 1lần / 1tháng. Mục đắch là nhằm hạn chế việc xắch và dây coroa bị trùng.

- Cần có quy định thưởng, phạt để thực hiện tốt những việc đã đề ra.

Chi phắ :

- Phân xưởng cần 4 tấm biển chỉ dẫn, giá mỗi tấm là 12.000đ. + Chi phắ để mua 4 tấm này là : 12.000đ x 4 = 48.000đ

+ Kắch thước của tấm gỗ 1m x 1,2m, dày 3cm, chất liệu là gỗ Xoan, giá thành của một tấm là 100.000 đồng. Số lượng cần là 10 (tấm).

+ Chi phắ là : 10 x 100.000 = 1.000.000 ( đ ).

+ Thời gian bảo dưỡng trong một lần là khoảng 3giờ, mỗi lần cần 2 công nhân tổ Cơ Ờ Điện tiến hành. Phân xưởng Bồi có 4 công nhân, ngày công trung bình là 50.000 đồng/ ngày.

+ Chi phắ để bảo dưỡng trong 3giờ là :

4 công nhân này sẽ ngừng làm việc trong 3giờ, lương 6.250đ/1giờ/1người 4 x 6.250đ x 3 x 12 = 50.000 (đ)/tháng

- Tổng chi phắ :

48000đ + 1.000.000 đ + 50.000 đ = 1.098.000 (đ)

Kết quả dự kiến của giải pháp :

Trong tháng 12 năm 2008, tổng sản phẩm mà phân xưởng gia công là 89.300 SP, tỷ lệ sai là 2,22%/tháng, giá trung bình của một sản phẩm theo nguyên liệu đầu vào là 2.754 đ.

Trong tháng 1 năm 2009, phân xưởng tiến hành gia công 76.290 sản phẩm, giả sử sau khi áp dụng cải tiến thì tỷ lệ phế phẩm giảm xuống còn 1,2%.

- Tắnh ra tiền : 778 x 2754đ = 2.142.612 đ

So sánh với chi phắ thì số tiền tiết kiệm được trong một tháng là :

2.142.612 đ Ờ 1.098.000đ = 1.044.612 đ

Tổng số tiền doanh nghiệp tiết kiệm được trong một năm là : 1.044.612 đ x 12 = 12.535.344 đ

Với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và hàng tháng vẫn đang thua lỗ như công ty bao bì Thủ Đô thì việc tiết kiệm được 12.535.344 đ cũng là điều rất đáng quý.

Một phần của tài liệu Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh (Trang 31 - 34)