Phân xưởng Dậ p:

Một phần của tài liệu Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh (Trang 34 - 37)

- Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chủ yếu là ở khâu cuối cùng của sản phẩm, đồng thời nhân viên KCS mới chỉ ghi lại tên lỗi và đưa ra biện pháp xử lý tạm thời chứ chưa giả

2.2.3. Phân xưởng Dậ p:

Cơ sở của giải pháp :

Đây là phân xưởng rất phức tạp với hai bộ phận là Dập tự động và Bán tự động. Cả hai phân xưởng đều có những nét tương đồng về mặt kỹ thuật, tuy nhiên có một số điểm khác nhau nhưng chung lại thì đều có những đặc điểm chung sau :

- Rác để bừa bãi, khi thùng chứa rác đầy nhưng công nhân không tiến hành đổ mà cứ để nguyên trạng, khi nào Quản đốc nhắc nhở thì mới tiến hành đổ.

- Thái độ làm việc không nghiêm túc : Đang trong giờ làm việc nhưng công nhân nữ lại trang điểm, ăn quà vặt, còn công nhân nam thì ra ngoài hút thuốc, ngồi nói chuyện riêng và nô đùa trong giờ làm việc nhưng không bị nhắc nhở. Đồng thời khi đi lấy bán thành phẩm tại phân xưởng Bồi thì tác phong rất chậm.

- Máy móc không được vệ sinh : Đây là tình trạng chung tại nhà máy, sau khi hết giờ làm việc công nhân tại phân xưởng Dập nói riêng và nhà máy nói chung là không tiến hành vệ sinh máy móc, thiết bị.

- Hiện tại, chiều cao của công nhân tại phân xưởng thấp hơn so với máy Dập, do đó mà thường phải kê thêm một bục để công nhân đứng lên mới có thể thao tác được, tuy nhiên việc kê thêm những bục này chỉ là tự phát của công nhân.

- Khi lắp khuôn thì công nhân lắp theo cảm tắnh và theo kinh nghiệm là chắnh do đó mà phải thử nhiều lần dẫn đến làm tăng thêm sản phẩm hỏng do phải thử.

- Máy móc không được bảo dưỡng thường xuyên nên đã dẫn đến tình trạng là để máy bị hỏng rồi sau đó tiến hành sửa chữa và khi đó thì mất nhiều thời gian.

- Khi tuyển công nhân mới vào phân xưởng thì hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo ngay tại phân xưởng bằng việc người cũ sẽ dạy người mới các kĩ năng cơ bản, do đó mà sản phẩm bị lỗi nhiều.

- Tài liệu hướng dẫn làm việc không sát với thực tế. Tài liệu này chỉ dùng để đưa ra trình bày khi có khách đến khảo sát, còn không tiến hành phổ biến cho công nhân.

- Quản đốc không thường xuyên kiểm tra và đôn đốc tại phân xưởng.

- Thường xuyên loại bỏ rác ra khỏi phân xưởng bằng việc yêu cầu công nhân đổ rác mỗi khi thùng chứa bị đầy. Vì sau khi dập xong, người công nhân phải bóc lề tại phân xưởng do đó mà có nhiều rác.

- Cần đề ra quy định : Sau khi hết giờ làm việc thì công nhân tại phân xưởng phải tiến hành vệ sinh máy móc và chỗ làm việc sạch sẽ nhằm loại bỏ hết rác và những nguyên nhân có thể gây lỗi. Cần cung cấp cho phân xưởng ba chiếc chổi và một số miếng rẻ lau để làm vệ sinh. - Cần bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ, trung bình cứ mỗi tháng tiến hành một lần, mục đắch là đảm bảo cho máy móc hoạt động bình thường, tránh tình trạng là để máy hỏng rồi mới tiến hành sửa chữa.

- Thiết kế bục cho phù hợp với chiều cao của công nhân : Mỗi máy Dập có hai công nhân đứng máy, chiều cao của mỗi công nhân lại khác nhau, do đó cần thiết kế bục theo dạng bậc thang.

- Khi tuyển thêm công nhân mới thì họ phải được đào tạo một khóa ngắn hạn về kĩ năng làm việc, ý thức cũng như tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng trước khi đưa vào làm tại phân xưởng.

- Việc lắp khuôn cần giao cho tổ Khuôn thực hiện vì thực tế tôi quan sát được thì khi không thể lắp được khuôn chắnh xác, công nhân tổ Dập thường cần đến sự trợ giúp của công nhân tổ Khuôn. Khi đó chỉ trong một khoảng thời gian ngắn khuôn được lắp đặt chắnh xác.

- Cần nhắc nhở Quản đốc phân xưởng phải sát sao công việc hơn nữa.

- Cần có quy định thưởng phạt trong tháng với những công nhân có thành tắch tốt trong công việc và những công nhân vi phạm quy định.

Chi phắ của giải pháp :

- Chổi chắt bán trên thị trường có giá 12.000đ/chiếc : Chi phắ là : 12.000đ x 3 = 36.000đ

- Bục để công nhân đứng có giá bán là 80.000đ/ bục Chi phắ mua bục là : 80.000đ x 3 = 240.000đ

- Bảo dưỡng máy trong 1h30phút, lương trung bình công nhân trong tổ là 50.000đ/ ngày, phân xưởng có 6 công nhân.

Chi phắ của việc bảo dưỡng định kỳ là ;

1,5h x 3 máy x 6.250đ x 6 công nhân = 168.750 đ

Tổng chi phắ của giải pháp là :

36.000đ + 240.000đ + 168.750đ = 444.750đ

Tháng 12 năm 2008, phân xưởng gia công 501.123 sản phẩm, tỷ lệ sai hỏng là 2,58%, giả sử sau khi áp dụng cải tiến thì tháng 1 năm 2009 số sản phẩm mà phân xưởng gia công là 540.890 với tỷ lệ sai hỏng là 1,95%. Giá bán một sản phẩm là 2.754đ.

Số lượng sai hỏng giảm là :

360.650 x ( 2,58% - 1,95%) = 2.272 (Sản phẩm)

Số tiền lãng phắ giảm là :

2.272 x 2754đ = 6.257.088đ

So sánh với chi phắ thì số tiền tiết kiệm được là :

6.257.088đ Ờ 444.750đ = 5.812.338đ

Tổng số tiền tiết kiệm trong một năm là :

5.812.338 đ x 12 = 69.748.056 đ

Nhận xét :

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc bỏ ra một khoản chi phắ nhỏ cùng với một số quy định mới đã mang lại một khoản lợi ắch lớn cho doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng tổng hợp chi phắ và hiệu quả của giải pháp mang lại cho công ty :

Bảng 2.13 : Tổng chi phắ và hiệu quả của giải pháp

Tên phân xýởng Tổng chi phắ của giải pháp Hiệu quả dự kiến

In 5,482,000 97,208,736

Bồi 1,098,000 12,535,344

Dập 444,750 69,748,056

Tổng lợi ắch 7,024,750 179,492,136

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, tắnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt do đó việc cải tiến sản xuất nói chung và cải tiến chất lượng sản phẩm nói riêng sẽ mang tắnh sống còn đối với sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng thì sẽ tồn tại và phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp nào không thỏa mãn được thì sẽ bị đào thải khỏi vòng quay của thị trường. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao do đó phải thường xuyên cải tiến theo nhu cầu đó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

CTCP nhựa bao bì Vinh là một doanh nghiệp sản xuất bao bì, công ty vẫn đang trong thời kỳ hoàn thiện quy trình gia công sản phẩm, không tránh khỏi những thiếu sót trong quản lý hy vọng trong thời gian tới công ty sẽ có nhiều cải tiến trong sản xuất, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

Trong thời gian làm việc tại Công ty, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Hào.

Do thời gian hạn chế nên tôi chưa thể đi sâu vào tìm hiểu hết tất cả mọi vấn đề của doanh nghiệp nên không tránh khỏi có những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý của thầy Trần Văn Hào cũng như các cô chú trong công ty để báo cáo này hoàn thiện hơn nữa.

Chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh (Trang 34 - 37)