Bài tập tình huống lựa chọn phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương nhóm halogen SGK hóa học 10 nâng cao (Trang 26 - 29)

Bài 1: Khi dạy phần tính chất hóa học - tác dụng với kim loại trong bài “Clo” GV giảng: “Clo tác dụng với hầu hết kim loại tạo ra muối clorua” sau đó giáo viên làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh:

- Quan sát hiện tượng. - Giải thích hiện tương. - Viết phương trình hóa học. - Đưa ra kết luận.

Câu hỏi: Theo anh (chị) khi dạy phần tính chất hóa học - tác dụng với kim loại

giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học nào? Ưu điểm của viêc sử dụng những phương pháp trên? Theo anh (chị) có cách dạy nào khác?

Hướng dẫn giải quyết'. Khi dạy phần tính chất hóa học của clo GV sử dụng

phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan.

Ư’u điếm: Giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức, nhớ lâu bài học, có hứng thú khi học bài. Học sinh dễ nắm tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

Chúng ta có thể thay cho việc làm thí nghiệm thực bằng việc cho học sinh quan sát movie.

Bài 2: Khi dạy phần tính chất hóa học - tác dụng với kim loại trong bài “Clo” cô Hạnh lấy 3 ví dụ:

- Clo tác dụng với Na - Clo tác dụng với Fe - Clo tác dụng với Cu

GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng. HS: Viết phương trình phản ứng.

Câu hỏi: Theo anh (chị) cô Hạnh lựa chọn 3 kim loại trên đã họp lí chưa? Vì

sao?

Hướng dẫn giải quyết: Cô Hạnh chọn 3 kim loại trên là hoàn toàn hợp lí vì đây

là những kim loại điển hình cho nhóm kim loại hoạt động mạnh, nhóm kim loại hoạt động trung bình và nhóm kim loại hoạt động yếu để thấy rõ được tính phi kim mạnh của Clo.

Bài 3: Khi dạy phần điều chế - trong phòng thí nghiệm trong bài “Clo” cô Hạnh yêu cầu học sinh quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi:

GV: Người ta thu khí clo bằng phương pháp nào? Tại sao?

HS: Phương pháp đẩy không khí. Do khí clo năng hơn không khí.

GV: Có thể dùng phương pháp đẩy nước đế thu khí clo được không? Giải thích? HS: Không. Vì khi clo tan trong nước.

GV: Người ta dùng NaCl, H2SO4 đặc, bông tẩm NaOH để làm gì?

HS: NaCl để giữ khí HC1, H2S04đ để giữ hơi nước; NaOH để phản úng với khí clo không đế khí clo thoát ra ngoài.

GV: Có thể đổi vị trí bình đựng dd NaCl và H2SO4 đ cho nhau được không? HS: Không thể đổi vị trí.

Câu hỏi: Anh (chị) hãy cho biết ở phần dạy trên giáo viên đã sử dụng phương

pháp dạy học nào? Ưu, nhược điểm của phương pháp đó?

Hướng dẫn giải quyết: Ở phần trên cô Hạnh đã sử dụng phương pháp vấn đáp.

ư’u điểm: Phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, tính độc lập nhận thức của học sinh, không khí lóp học sôi nổi.

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, nếu không khéo có thể dẫn tới có sự cãi nhau tay đôi với học sinh.

Bài 4: Khi dạy phần tính chất vật lí trong bài “Hiđro clorua - axit clohiđric” cô

giáo giới thiệu dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành và sau đó làm thí nghiệm tính tan của hiđro clorua yêu cầu học sinh:

- Quan sát thí nghiệm. - Nêu hiện tượng. - Giải thích hiện tương.

HS: Quan sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tượng: Nước trong cốc theo ống phun vào bình thành nhũng tia nước màu đỏ.

Giải thích: Do khí hiđro clorua tan rất nhiều vào nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Ọuỳ tím chuyển thành màu đỏ chứng tỏ dung dịch có tính axit.

Câu hỏi: Theo anh (chị) giáo viên đã sử dụng những PPDH nào trong quá trình

dạy phần tính chất vật lí? Ket quả đạt được của việc sử dụng những phương pháp đó.

Hướng dân giải quyết:

Nhũng PPDH được sử dụng: Phương pháp thuyết trình; phương pháp thực hành. Kết quả đạt được: Học sinh dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức, nhớ lâu bài học, có hứng thú khi học bài. Giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy.

Bài 5: Khi dạy phần ứng dụng của clo một giáo viên nghĩ đây là phần không

quan trọng nên đã sử dụng phương pháp đọc chép cho HS.

Câu hỏi: Theo chị cách dạy trên đã hợp lí chưa? Anh (chị) hãy lựa chọn phương

Hướng dẫn giải quyết: Phương pháp trên chưa hợp lí do phương pháp đọc chép

không còn khả dụng trong quá trình giảng dạy đổi mới, không kích thích được tính tích cực sáng tạo của học sinh.

Khi dạy phần ứng dụng của clo chúng ta có thể sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn để làm giảm bớt khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn, giúp cho học sinh hiểu sâu, có niềm đam mê môn học, biết ứng dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Bài 6: Khi dạy bài “Luyện tập về clo và hợp chất của clo” giáo viên đã không ôn lại kiến thức mà cho học sinh làm luôn bài tập.

Câu hỏi: Theo anh (chị) cách dạy của giáo viên trên đã họp lí chưa? Vì sao?

Anh (chị) hãy đưa ra một số phương pháp dạy học trong bài luyện tập.

Hướng dẫn giải quyết: Cách dạy của giáo viên trên là chưa hợp lí. Theo tôi khi

dạy bài luyện tập GV cần củng cố lại kiến thức cho học sinh trong khoảng 15 phút, thời gian còn lại cho học sinh làm bài tập.

Khi dạy bài luyện tập GV có thể sử dụng các phương pháp sau: dạy học theo hợp đồng, sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp dạy học grap...

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương nhóm halogen SGK hóa học 10 nâng cao (Trang 26 - 29)