Vòng ngực của trẻ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự phát triển một vài chỉ tiêu hình thái, thể lực ở học sinh mầm non tại các trường đồng tiến triệu sơn thanh hoá và việt lào vinh nghệ an (Trang 27 - 31)

Vòng ngực là một đặc điểm quan trọng để đánh giá sự phát triển của cơ thể và sức khoẻ. Nó biến đổi tuỳ thuộc chiều cao và trọng l-ợng cơ thể. Mối quan hệ giữa trọng l-ợng và vòng ngực nói lên mức độ phát triển của cơ thể.

3.1.3.1. Sự phát triển vòng ngực của trẻ theo khu vực

Sự phát triển vòng ngực của trẻ từ 3 – 5 tuổi ở hai khu vực nghiên cứu đ-ợc thể hiện ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.5.

Bảng 3.5. Sự phát triển vòng ngực của HS tại hai khu vực nghiên cứu

(Đơn vị: cm)

Tuổi Giới

Việt Lào (1) Đồng Tiến (2) Lệch P

(1-2) n XSEM n XSEM (1-2) n XSEM n XSEM (1-2) 3 Nam 34 51,15 ± 0,19 37 50,34 ± 0,24 0,81 < 0,05 Nữ 43 50,20 ± 0,26 35 50,16 ± 0,16 0,05 > 0,05 4 Nam 49 51,68 ± 0,21 48 51,34 ± 0,19 0,34 > 0,05 Nữ 45 51,53 ± 0,22 56 50,9 ± 0,23 0,63 < 0,05 5 Nam 73 52,9 ± 0,18 47 52,15 ± 0,26 0,75 < 0,05 Nữ 67 52,60 ± 0,22 42 51,91 ± 0,25 0,69 < 0,05

28

Từ kết quả so sánh về sự phát triển vòng ngực ở học sinh nam và nữ ở địa bàn nghiên cứu thấy rằng: ở cả hai giới thì kích th-ớc vòng ngực đều tăng lên theo độ tuổi (từ 3 - 5 tuổi). Sự gia tăng này ở học sinh Việt Lào có sự đồng điều hơn so với học sinh Đồng Tiến. Điều này có thể giải thích là do ở thành phố các yếu tố ảnh h-ởng đến tốc độ phát triển chỉ số vòng ngực có sự đồng đều nhau.

Kích th-ớc vòng ngực có sự khác nhau giữa học sinh hai tr-ờng Việt Lào và Đồng Tiến. Tức là học sinh Việt Lào có chỉ số vòng ngực phát triển hơn học sinh Đồng Tiến ở cả nam và nữ. Cụ thể là ở 3 tuổi thì chênh lệch 0,81 cm (P < 0,05) ở trẻ nam và 0,05 cm ở trẻ nữ (P > 0,05), ở 4 tuổi có mức chênh lệch là 0,34 cm (P > 0,05) ở trẻ nam và 0,63 cm (P < 0,05) ở trẻ nữ, ở 5 tuổi chênh lệch là 0,75 cm (P < 0,05) ở trẻ nam và 0,69 cm (P < 0,05) ở trẻ nữ. Sự chênh lệch vòng ngực ở học sinh hai khu vực nghiên cứu ít có ý nghĩa thống kê, dao động từ 0,05 – 0,81 cm.

Biểu đồ 3.5. Sự phát triển vòng ngực của HS tại hai khu vực nghiên cứu Nam Nữ 48 49 50 51 52 53 54 3 4 5 3 4 5 Tuổi Vòng ngực (cm)

29

3.1.3.2. Sự phát triển vòng ngực của trẻ nghiên cứu theo giới tính

Vòng ngực của trẻ 3 – 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu đ-ợc thể hiện ở biểu đồ 3.6.

Từ kết quả so sánh sự phát triển vòng ngực ở học sinh nam và nữ ta có nhận xét: vòng ngực có sự tăng lên theo độ tuổi ở cả nam và nữ, tuân theo quy luật phát triển chung của cơ thể.

Trong mỗi khu vực đều có sự gia tăng về thể tích lồng ngực, tuy nhiên sự gia tăng này t-ơng đối chậm. ở Việt Lào tăng 1,03 cm/năm, ở Đồng Tiến là 0,89cm/năm ở cả hai giới. Chứng tỏ tốc độ tăng kích th-ớc vòng ngực của học sinh nông thôn chậm hơn học sinh thành phố.

Trong độ tuổi khảo sát, từ 3 – 4 tuổi tăng 0,79 cm ở trẻ nam và 0,97 cm ở trẻ nữ. Từ 4 – 5 tuổi ở trẻ nam tăng 1,09 cm, ở trẻ nữ là 1,18 cm. Sự gia tăng này dao động từ 0,79 – 1,18 cm, với mức tăng trung bình 1,01 cm/năm ở cả nam và nữ. Khi tính chung cho học sinh của cả hai khu vực ta thấy sự phát triển vòng ngực là hợp quy luật của cơ thể và giới.

Thấy rằng học sinh nam có sự phát triển vòng ngực cao hơn ở học sinh nữ cùng tuổi. Cụ thể là ở học sinh 3 tuổi mức chênh lệch là 0,53 cm có ý nghĩa

Biểu đồ 3.6. Sự phát triển vòng ngực theo giới của HS

Việt Lào Đồng Tiến

4849 49 50 51 52 53 54 3 4 5 3 4 5 Tuổi Vòng ngực (cm) Nam Nữ

30

thống kê (P < 0,05); ở 4 tuổi là 0,36 cm và 0,27 cm là mức chênh lệch vòng ngực ở học sinh 5 tuổi, không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Khi so sánh kết quả vòng ngực của chúng tôi với nghiên cứu của Bùi Bích Ph-ơng [13]. Cho thấy vòng ngực trung bình của nam thấp hơn, ở nữ thì cao hơn (bảng 3.6). Có sự khác nhau này có thể là do thời gian tiến hành nghiên cứu khác nhau, tiến hành ở những khu vực khác nhau. Sự chênh lệch về giá trị tuyệt đối, không đáng kể dao động từ 0,30 – 1,66 cm.

Bảng 3.6. So sánh sự phát triển vòng ngực của HS

Tuổi Giới Bùi Bích Ph-ơng

(2008) (1) Kết quả Kết quả nghiên cứu (2009) (2) Chênh lệch (1) – (2) 3 Nam 51,50 ± 1,12 50,72 ± 0,16 0,78 Nữ 49,00 ± 0,82 50,19 ± 0,17 - 1,19 4 Nam 52,50 ± 1,12 51,52 ± 0,15 0,98 Nữ 49,50 ± 0,50 51,16 ± 0,16 - 1,66 5 Nam 52,91 ± 1,41 52,61 ± 0,16 0,30 Nữ 52,00 ± 0,82 52,34 ± 0,11 - 0,34

Kết luận, sự biến đổi về kích th-ớc của vòng ngực là sự tăng thể tích lồng ngực, phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, hoocmon, …và do chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, vui chơi...

ở các độ tuổi khác nhau thì có sự vận động, hoạt động khác nhau. ở trẻ 3 tuổi sự nhút nhát, rụt rè, sợ sệt đã làm cho các cháu ít hoạt động hơn so với trẻ 4 tuổi và 5 tuổi. Càng lớn mức độ hoạt động, vui chơi vận động của các cháu tăng lên.

Trong cùng một lứa tuổi thì trẻ nam có chỉ số vòng ngực cao hơn so với trẻ nữ. Sở dĩ vậy là do ở trẻ nam, các hình thức hoạt động phong phú hơn giúp hình thành hệ cơ, x-ơng hoàn chỉnh, thuận lợi cho sự phát triển của vòng ngực. Khi trẻ tích cực vân động có thể làm rộng và nở lồng ngực, tăng thể tích lồng

31

ngực. Tuy nhiên sự phát triển thể tích lồng ngực diễn ra với tốc độ chậm hơn so với các chỉ số khác nh- chiều cao, cân nặng.

Sự khác nhau về kích th-ớc vòng ngực của học sinh hai khu vực nông thôn và thành phố đ-ợc giải thích là do ở thành phố, ngoài những buổi sinh hoạt ở tr-ờng, các cháu còn tham gia các cung văn hoá, nhà văn hoá. ở đó các cháu sẽ đ-ợc h-ớng dẫn tập luyện, giúp trẻ có thể vừa vui chơi vừa rèn luyện thân thể. Ngoài ra chế độ dinh d-ỡng, khẩu phần ăn cũng ảnh h-ỡng lớn đến sự phát triển cơ thể. Với những khẩu phần giàu prôtêin, chất khoáng rất tốt cho sự phát triển cơ và x-ơng.

Một phần của tài liệu Sự phát triển một vài chỉ tiêu hình thái, thể lực ở học sinh mầm non tại các trường đồng tiến triệu sơn thanh hoá và việt lào vinh nghệ an (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)