224
tuộc đạt 30%, thủy sản khác đạt 30%); (iii) Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên; (iv) hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; (v) giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 - 45.000 nghìn tỷ đồng, góp phần đưa kim ngạch chế biến thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD. (vi) Khuyến khích đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng sử dụng tối đa công suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. (vii) Giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam. (viii) Phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác và chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản.
- Về chế biến sản phẩm muối: (1) Giữ ổn định hoạt động 11 cơ sở chế biến muối có cơ sở vật chất nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, với tổng công suất chế biến muối đạt khoảng 385.000 tấn/năm.; (2) Tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp chế biến muối theo chiều sâu, quy mô phù hợp gắn với vùng nguyên liệu và đa dạng hoá sản phẩm muối, trong đó: (i) Đầu tư thêm 02 cơ sở chế biến muối tinh tại xã Tri Hải và xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, công suất mỗi cơ sở 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất các cơ sở chế biến muối có qui mô công nghiệp đạt 485.000 tấn/năm. (ii) Đầu tư nâng cấp 55 cơ sở chế biến muối, quy mô nhỏ hiện có, với tổng công suất khoảng 250.000 tấn/năm về cơ sở vật chất nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. (iii) Nâng tỷ lệ chế biến muối tinh đạt 100% vào năm 2030.