Đối với thị trường trong nước:

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 39)

Coi trọng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, vì đây là thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu người và là giải pháp để tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Cụ thể là:

+ Tiếp tục thực hiện có kết quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

236

+ Phát triển hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ…) kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường nội địa. Quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư tư nhân xây dựng hệ thống các chợ đầu mối bán buôn sản phẩm tiếp giáp với vùng hàng hoá lớn với đầy đủ các phân khu chức năng và kiểm soát ATTP.

+ Phát triển hệ thống logistics, , tạo sự thông suốt giữa sản xuất và lưu thông, giảm chi phí và tổn thất trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa nông lâm thủy sản bao gồm cả xuất khẩu và nội tiêu.

+ Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thông qua hoạt động Hội chợ Triển lãm với sự tham gia của cộng đồng, nhất là các doanh nghiệp hàng đầu.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực chế biến nông sản có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn cả nước nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung: góp phần ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước với nhiều loại nông sản giá trị cao, góp phần tạo việc làm cho dân cư nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Ngành chế biến nông sản trong nông nghiệp Việt Nam ngày càng có vai trò vị trí quan trọng trong nông nghiệp thế giới với những mặt hàng nông sản chế biến sâu, chế biến tinh xuất khẩu như gạo, cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gỗ, thuỷ sản...

Định hướng đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có trình độ công nghệ sản xuất đạt trung bình/tiên tiến trở lên; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN, trong đó một số ngành hàng thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới (tôm, cá tra, điều, lúa gạo...) có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 174/QĐ - TTg ngày 05/2/2021 phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.

237

Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 1408/QĐ - TTg ngày 16/8/2021 về phê duyệt Đề án phát triển ngành Chế biến thủy hải sản giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2021). Quyết định số 555/QĐ - BNN - TT ngày 26/1/2021 Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và PTNT ( 2021). Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác Chế biến và thị trường nông sản năm 2021. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cần Thơ, 27-28/4/2021.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2020). Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2020). Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019). Báo cáo đề án phát triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Hợp phần Rà soát đề án tái cơ cấu tiểu ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)