Về chính sách thương mại:

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 37)

Rà soát chính sách và thể chế liên quan để sẵn sàng cho hội nhập quốc tế sâu rộng, bao gồm:

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với cam kết trong các hiệp định thương mại tự do và tương đương với tiêu chuẩn quốc tế để kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu;

+ Triển khai công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trong thương mại quốc tế;

+ Hoàn thiện bộ máy và tăng cường năng lực kiểm dịch, đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh dịch tễ đối với hàng xuất nhập khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng các sản phẩm chăn nuôi, rau quả;

+ Rà soát và điều chỉnh quy trình đánh giá và cấp phép nhập khẩu vật tư và máy móc nông nghiệp một cách minh bạch, hiệu quả, định hướng điện tử hóa, hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế, thông qua cơ chế ủy ban cấp phép gồm đại diện cả khối quản lý nhà nước và doanh nghiệp;

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp (cơ chế giải quyết vi phạm trong các hợp đồng bao tiêu nông, lâm, thủy sản; phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị)

+ Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa nhỏ và cực nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thương mại điện tử, tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

233

- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong đó có Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản. Kiện toàn bộ máy, đảm bảo gắn kết chặt chẽ theo hệ thống chiều dọc được thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở, có hiệu lực và hiệu quả.

- Cần có những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành Chế biến, vốn gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp trong đảm bảo nguyên liệu và quan hệ hữu cơ về quyền lợi của nông dân. Đề xuất xây dựng Luật Chế biến nông sản làm cơ sở để vận hành Chuỗi giá trị trong nông nghiệp được thông suốt.

4.9. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến nông sản chế biến nông sản

- Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp, tạo giống tốt năng suất và chất lượng cao phục vụ các vùng nguyên liệu tập trung, nhất là các loại cây con chủ lực: lúa, cà phê, điều, mía, chè, thủy sản nuôi trồng, giống cây lâm nghiệp,…). Xác định các khâu yếu kém trong chuỗi sản xuất - cung ứng của từng ngành hàng để tập trung nguồn lực nghiên cứu một cách tích cực, hiệu quả, tránh hiện tượng tràn lan hoặc không sát với yêu cầu của sản xuất.

- Đổi mới cách tiếp cận các nhiệm vụ khoa học công nghệ, lấy doanh nghiệp làm trung tâm để nghiên cứu, chuyển giao và nhân nhanh các kết quả nghiên cứu. Phát huy vai trò của các Viện nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực chế biến, bảo quản sau thu hoạch hợp tác với doanh nghiệp để đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị hiện đại (nhập khẩu) theo hướng chế biến đa dạng sản phẩm của Việt Nam, có công nghệ tương thích với công nghệ nhập khẩu. Chuyển giao nhanh các công nghệ chế biến da dạng hoá các loại nước hoa quả, các sản phẩm có GTGT như nước quả đóng chai, đóng hộp, purê,…; công nghệ chế biến cà phê hoà tan đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các thị trường khó tính; hoàn thiện công nghệ chế biến chè, hồ tiêu chất lượng cao; chế biến các sản phẩm có GTGT cao từ tôm và cá tra…

234

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, hỗ trợ các dự án nâng cao năng lực chế biến sâu nông lâm thủy sản với sự đối ứng của doanh nghiệp theo tỷ lệ 50/50.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đi thẳng vào công nghệ hiện đại để chế biến các sản phẩm tinh chế, chuyển mạnh từ “đóng bao” sang “đóng gói” có giá trị gia tăng cao; nhà nướchỗ trợ 100% kinh phí mua công nghệ (Know-house).

- Phân cấp mạnh mẽ và đổi mới hoạt động khuyến nông, gắn khuyến nông nhà nước với khuyến nông xã hội, cùng với các doanhnghiệp hướng dẫn, hỗ trợ nông dân giống, kỹ thuật canh tác, áp dụng cơ giới hóa hiệu quả tại các vùng nguyên liệu tập trung.

4.10. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thị trường

- Thị trường xuất khẩu:

+ Xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, cập nhật thông tin liên quan đến các cam kết của Việt Nam với các đối tác song phương và đa phương về thương mại hàng nông, lâm, thủy sản; theo dõi biến động và nắm bắt các cơ hội, thách thức đối với từng thị trường để có các giải pháp phát huy hoặc tháo gỡ cần thiết.

+ Vận động để Việt Nam được sớm công nhận là nền kinh tế thị trường nhằm chủ động xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích hợp để đối phó với tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật (chất lượng, thuế bảo hộ sản phẩm chế biến... ) giúp sản phẩm chủ lực của ta nhất là các sản phẩm chế biến có GTGT thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để định hướng sản xuất, tiêu thụ nông sản; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của đối tác, các quốc gia khác và diễn biến của từng thị trường (thị phần, thị hiếu, giá cả, các rào cản…) để xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực. Tổ chức lực lượng để hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.

235

+ Đa dạng hóa thị trường nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường “ngách” nhằm tạo điều kiện tiêu thụ các sản phẩm có GTGT cao, trong đó quan tâm đặc biệt đến thị trường Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2020.

+ Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia đối với hàng nông, lâm, thủy sản; Xây dựng khung pháp lý nhằm công nhận và bảo vệ sở hữu trí tuệ.

+ Tổ chức quảng bá sản phẩm theo hướng tăng dần tỷ trọng các mặt hàng nông lâm thủy sản chế biến ở phân khúc GTGT cao sang các thị trường “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…Tổ chức tốt các hoạt động quảng bá nông lâm thủy sản Việt Nam đến nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng các nước, đặc biệt là đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng được mang nhãn mác, thương hiệu của Việt Nam;

+ Tăng cường kiểm tra chất lượng, kiểm soát ATTP đối với hàng NLTS Việt Nam: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phối hợp liên ngành, liên địa phương trong quản lý và truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản; Thay cách tiếp cận về quản lý chất lượng theo “lô hàng”, “sản phẩm” như hiện nay sang cách quản lý, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị. Từng bước chuyển từ mô hình thanh tra, kiểm tra đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sang mô hình phòng ngừa chủ động, giám sát nguy cơ và phân loại rủi ro một cách công khai, minh bạch. Tăng chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm và đảm bảo kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 37)