của biến đổi khí hậu, thực hiện việc bố trí lại không gian sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung.
- Cơ cấu lại các ngành công nghiệp chế biến nông sản theo hướng cơ cấu hợp lý sản phẩm chế biến ở 3 cấp gồm: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương.
Bên cạnh 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực quốc gia có giá trị trên 01 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xác định từ giai đoạn 2014 - 2017 (gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, rau quả, sắn, tôm, cá tra, đồ gỗ), cần quan tâm hơn đến một số ngànhchế biến có tầm quan trọng gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn như mía đường, chè, các sản phẩm chăn nuôi.
4.2. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản tại các địa phương, vùng miền sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản tại các địa phương, vùng miền có sản lượng nông sản lớn
- Thúc đẩy hình thành nhanh các liên kết sản xuất, gắn doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân theo chuỗi giá trị từng ngành hàng. Lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực (vốn, khoa học công nghệ, thị trường) để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả. Trong đó:
+ Liên kết ngang giữa nông dân với nông dân, hình thành các HTX kiểu mới; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tạo năng lực công sinh tham gia chuỗi.
+ Liên kết dọc giữa doanh nghiệp với nông dân tạo chuỗi giá trị hoàn chỉnh, tiến bộ có sự gắn bó hữu cơ, minh bạch giữa các đối tượng tham gia chuỗi. Các thông tin về thị trường (thị phần, thị hiếu, giá cả, yêu cầu về phẩm cấp nguyên liệu, chất lượng hàng hóa…) được chia sẻ hai chiều giữa doanh nghiệp và nông dân, tác động lên từng khâu của quá trình sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi liên kết.
226
+ Thực hiện các quy trình sản xuất tiến bộ trong canh tác, thực hành nông nghiệp tốt (Việt GAP, Global GAP); giảm bớt khâu trung gian nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm (nhất là các ngành hàng: lúa gạo, mía đường, cà phê, chè, điều, thủy sản).
+ Áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất, tăng năng suất và giảm chi phí lao động, nhất là khâu thu hoạch đối với lúa, mía, chè.
Hình 6. Tăng hiệu quả chuỗi Logistic để phục vụ kinh doanh nông nghiệp (Nguồn: Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, 2021)
- Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành cực động lực tăng trưởng cho cả khu vực. Cụ thể:
+ Cụm liên kết vùng trồng trồng lúa gắn với tại các cơ sở xay xát,
bảo quản tại các tỉnh bằng sông Cửu Long và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. + Cụm liên kết vùng nuôi tôm nước lợ và cá tra gắn với các cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cụm liên kết vùng trồng rau và cây ăn quả kết gắn với cơ sở chế biến rau, quả xuất khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Bộ và vùng Trung du Bắc Bộ.
227
+ Cụm liên kết vùng trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, mía đường, chè…) gắn với cơ sở chế biến tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du Bắc Bộ.
+ Cụm liên kết chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu rừng trồng tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Trung Trung Bộ.
+ Các cụm liên kết vùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong nội bộ của các tỉnh có các mặt hàng đặc sản của địa phương.
4.3. Đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh hướng tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh
- Tập trung đầu tư phát triển chế biến những ngành hàng nông lâm thuỷ sản còn nhiều dư địa về thị trường mà Việt Nam có lợi thế về sản xuất, có tác động lan tỏa cao đến các ngành hàng khác như: Rau quả, Lúa gạo, Cà phê, Tôm, Cá tra, Sản phẩm gỗ, Điều, Tiêu, Cao su, Sắn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại, chuyển dịch cơ cấu sản phẩmtheo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Cụ thể:
+ Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo bảo quản thóc, gạo, thay đổi một cách căn bản chuỗi sản xuất lúa gạo hiện nay;
+ Đổi mới công nghệ hiện đại trong chế biến cà phê, đưa tỷ trọng cà phê chế biến sâu (cà phê hoà tan, cà phê rang xay..) đạt tỷ trọng 30% vào năm 2030;
+ Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chè 50/50 chè đen/ chè xanh, cải tiến bao bì mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm chè thương phẩm;
+ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cao su đáp ứng với thị trường công nghiệp cao su trong nước và khu vực;
+ Ứng dụng công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát, công nghệ bảo quản lạnh nhanh để bảo quản rau, hoa, quả tươi và thịt, trứng;
228
+ Đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng trong thuỷ sản và các phụ phẩm (tôm, cá tra),công nghệ ngủ đông bảo quản sống thủy sản;
+ Ứng dụng công nghệ biến tính gỗ, nâng cao cơ lý của gỗ rừng trồng, đầu tư các dây chuyền sản xuất ván ép nhân tạo MDF, hiện đại hoá các dây chuyền sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, tăng tỷ lệ sử dụng gỗ, tận dụng phế phụ phẩm trong chế biến gỗ;
+ Đa dạng hoá các sản phẩm đường mía, phát huy hiệu quả tổng hợp bên cạnh đường (điện biomas, ethanol, phân bón…)
+ Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nông sản. Nghiên cứu chế tạo trong nước các dây chuyền thiết bị toàn bộ, thay thế nhập khẩu.
- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và xây dựng thương hiệu Quốc gia đối với các sản phẩm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao, như: Gạo, cà phê, cá da trơn, tôm nước lợ,…
4.4. Thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân vào nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có công nghiệp chế biến NLTS trong đó có công nghiệp chế biến NLTS
- Có chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút các Tập đoàn, các Công ty có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có công nghiệp chế biến NLTS tạo ra các sản phẩm có giá trị thương mại cao. Các chính sách đó bao gồm: vùng sản xuất hàng hoá đủ lớn, thực hiện liên kết chuỗi giá trị trên từng địa bàn; ưu tiên bố trí các cơ sở chế biến vào các khu công nghiệp với các ưu đãi về hạ tầng, giá thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định…Hầu hết các chính sách ưu đãi này đã có, mấu chốt là triển khai để có hiệu quả áp dụng trong thực tế.
- Khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào chế biến sâu sản phẩm ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu, như chế biến thịt gia súc, gia cầm, chế biến sâu thuỷ sản, lĩnh vực logistics,…
- Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa chính quyền trung ương, địa phương với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh
229
nghiệp; đưa doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách liên quan; cùng doanh nghiệp thiết kế những dự án đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả cho cả doanh nghiệp và nông dân; cung cấp dịch vụ công để hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp như thông tin về chính sách, cơ sở dữ liệu cho đầu tư, chuyên gia của từng lĩnh vực để tư vấn, phát triển dự án và thị trường.
4.5. Đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế biến và thương mại nông sản vực chế biến và thương mại nông sản
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nông dân theo của Quyết định 1956/QĐ-TTg và 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp, đào tạo tại chỗ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.
- Các doanh nghiệp dành kinh phí hàng năm đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng với yêu cầu vận hành các dây chuyền công nghệ hiện đại trong quá trình cơ cấu lại sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
- Ngân sách nhà nước và đóng góp của doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng, nghiên cứu sản phẩm mới, trình độ tiếng Anh và kỹ năng thương mại quốc tế đặc biệt kỹ năng quản lý rủi ro bán hàng future cho đội ngũ cán bộ làm công tác tại doanh nghiệp và cán bộ quản lư nhà nước trong lĩnh vực phát triển thị trường.
4.6. Sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng gắn với phát triển bền vững
Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời phải bảo đảm phát triển bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường. Theo đó:
- Ưu tiên thu hút lực lượng lao động tại chỗ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo các cam kết, hài hòa lợi ích nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân;
230
- Các dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: có đánh giá tác động môi trường, định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo các chỉ số về nước thải, khí thải, chất thải rắn trong giới hạn cho phép.
- Đầu tư công nghệ chế biến tận dụng phế phụ phẩm trong sản xuất tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao (trấu, rơm rạ trong sản xuất lúa gạo; bã mía, bã bùn trong sản xuất đường mía; vỏ cà phê; phụ phẩm tôm, cá tra,…).
4.7. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ quyết liệt công tác cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó lưu ý điều chỉnh, xây dựng các chính sách có tính đặc thù của các vùng, miền; đổi mới chính sách theo hướng chủ yếu là rà soát tháo gỡ các vướng mắc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh cho nông dân và doanh nghiệp, nhất là chính sách về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, thương mại. Cụ thể như sau: