Những điểm giống nhau, khác nhau của nhân vật Chiến và Việt a Khái quát nhân vật.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 27 - 28)

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM

2. Những điểm giống nhau, khác nhau của nhân vật Chiến và Việt a Khái quát nhân vật.

a. Khái quát nhân vật.

Những đứa con trong gia đình được trần thuật qua dòng hồi tưởng của của Việt khi anh đang bị thương nặng phải nằm lại ở chiến trường. Xây dựng hình tượng nhân vật Chiến và Việt, nhà văn đã đặt hai nhân vật này trong một hoàn cảnh hết sức điển hình. Chiến và Việt được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và phải chịu nhiều đau thương mất mát do Mĩ- Nguỵ gây ra. Vì yêu nước, căm thù giặc sâu sắc nên ông nội và bố của Chiến, Việt đã chống lại thói hống hách và hành động khủng bố giã man của Mĩ - Nguỵ nên đều bị chúng giết hại. Mẹ Của Chiến và Việt vừa phải vất vả nuôi con, vừa phải đương đầu với những sự đe doạ, hạch sách của giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Đây là những đau thương, mất mát lớn lao không gì bù đắp được, không chỉ đối với gia đình nhà Chiến, Việt mà còn đối với cả dân tộc ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nỗi đau đó còn đọng lại cho đến ngày hôm nay! Gia đình Chiến và Việt còn có một cuốn sổ truyền thống gia đình. Cuốn sổ này do chú Năm cất giữ, chú ghi lại tất cả những tội ác của Mĩ Nguỵ gieo xuống dân làng và gia đình Việt. Chú còn ghi tất cả những chiến công của mọi thành viên trong gia đình. Việc đặt Chiến và Việt trong một hoàn cảnh điển hình như trên, nhà văn càng có cơ hội làm nổi bật, khắc sâu hơn vẻ đẹp hình tượng nhân vật của mình. Đó là những con người có lí tưởng cách mạng cao cả, có tinh thần chiến đấu dũng cảm và tình yêu thương sâu nặng.

b. Cảm nhận.

* Giống nhau.

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù nhà, nợ nước sâu sắc, Chiến và Việt sớm tiếp thu những tinh hoa của cha ông để lại. Từ lòng yêu nước, chí căm thù đã nung nấu ước muốn trả thù, trả thù cho dân tộc, cho ba và cho má. Hai chị em đều một lòng, một dạ đi theo

cm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng. Chiến chỉ là một “nữ nhi”, Việt thì chưa đến tuổi, vậy

mà cả hai chị em đều tranh nhau ra chiến trường cầm súng giết giặc, không ai nhường ai và cuối cùng thì cả hai đều được ra trận. Đây cũng là lí tưởng chung của lớp lớp thanh niên VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tinh thần đó của Chiến và Việt, của thế hệ cha anh luôn là niềm tự hào của thế hệ con cháu hôm nay và mãi mãi mai sau. Ra sa trường Chiến và Việt đều có chung một lòng quyết tâm cao độ và tinh thần chiến đấu dũng cảm vô song. Chúng ta không thể quên câu nói của

Chiến, một cô gái mới ở độ tuổi 19, 20 mà lòng quyết tâm giết giặc cao độ, vĩ đại vô cùng: “Nếu giặc

còn thì tao mất”. Đó phải chăng là tinh thần “Quyết tử cho TQ quyết sinh” của lớp lớp thanh niên VN

trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Đó là tinh thần không đội trời chung với kẻ thù. Câu

nói của Chiến gợi cho tôi nhớ tới câu nói của chị út Tịch trong tác phấm “Người mẹ cầm súng” của

Nguyễn Thi: “Còn cái lai quần cũng đánh”. Khi vào quân giải phóng, Việt chiến đấu gan dạ, dũng

cảm. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã một mình hạđược một chiếc xe bọc thép của địch. Bị thương nặng, lạc đơn vị, Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần, người chiến sĩ trẻ tuổi ấy vẫn một mình chiến đấu với thương đau, cố duy trì sự sống tìm về đơn vị và lúc nào trong tay cũng lăm lăm khẩu súng, chờ giặc đến là sẵn sàng xả đạn.

- Xuất thân trong một gia đình mà tất cả mọi người đều có sự yêu thương đùm bọc với nhau vì vậy Chiến và Việt là những người có tình thương yêu rất sâu nặng. Đó là tình yêu thương, gắn bó, thuỷ chung với bà con cô bác, với xóm làng, với những người thân yêu, ruột thịt của mình. Trước khi vào quân ngũ hai chị em đã cho xã mượn lại ngôi nhà của mình để làm trường học, giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, mấy công ruộng thì chia cho bà con cô bác làm…Tình làng, nghĩa xóm của hai chị em thật là sâu nặng. Là người chị cả, cha mẹ mất sớm, Chiến yêu thương, lo toan cho các em rất chu đáo, luôn luôn nhường nhịn các em. Chiến không chỉ là người chị mẫu mực mà còn như là người mẹ, người bạn của các em. Cũng như chị, Việt là một người con trai nhưng lại có đời sống tâm hồn phong phú, nhạy cảm. Khi bị thương, cứ mỗi lần tỉnh dậy, V lại hồi tưởng những kỉ niệm về quê hương, gia đình và đồng đội. Việt dành tình cảm đặc biệt cho mẹ, anh nhớ rành rọt về người mẹ thân yêu của mình. Anh nhớ lời chú Năm kể về mẹ, lời mẹ tự kể chuyện mình, nhớ công việc mẹ làm, nhớ tấm áo mẹ mặc, nhớ cả mùi mồ hôi của mẹ và nhớ nhất là lúc mẹ ngã xuống. Khi mẹ mất rồi, trong đêm cuối ở quê, nhớ mẹ, Việt tưởng như mẹ hiện về qua ánh đom đóm chấp chới…Nếu không có tình cảm sâu nặng với người đã sinh thành và nuôi nấng, dạy bảo và hi sinh cả đời cho mình thì làm sao

Giáo viên chuyên luyện thi môn Văn Minh Hương - 0984772335

28

chàng trai Nam Bộ hồn nhiên sôi nổi ấy lại nhớ tới mẹ bằng nhiều kỉ niệm đẹp và trong trẻo như thế! Phải chăng chính tình yêu xóm làng, yêu quê hương đất nước, yêu những người thân yêu của mình và đặc biệt là lòng hiếu thảo và nhớ ơn mẹ đã trở thành sức mạnh tinh thần kì diệu thôi thúc Việt xung phong vào chiến trường chống kẻ thù xâm lược, kiên cường bất khuất không sợ hi sinh để mang lại độc lập tự do cho quê hương, cho đất nước và trả thù cho những người thân đã ngã xuống. Những phẩm chất của Chiến và Việt: căm thù giặc, kiên cường bất khuất trước kẻ thù và có tình yêu thương sâu nặng với quê hương đất nước, với con người, chính là sự thừa hưởng và phát huy truyền thống của cha ông. Nếu như gia đình Chiến, Việt là một dòng sông truyền thống, thì Chiến và Việt được xem như một khúc sông trong trẻo nhất trong dòng sông truyền thống ấy. Nhưng tầm vóc của hai nhân vật này đã vượt xa hơn nữa, họ giống nhau không chỉ trong khuôn khổ của một gia đình, khuôn khổ của những người con Nam Bộ mà sự giống nhau giữa hai con người này còn mang trong mình dòng máu của toàn dân tộc, dân tộc VN kiên cường, anh dũng, yêu nước, thương nòi sâu sắc.

* Tuy có rất nhiều điểm giống nhau nhưng do đặc điểm về giới tính, tuổi tác và vị thế của mỗi người trong gia đình khác nhau nên ở Việt và Chiến cũng có những điểm không giống nhau.

Chiến là người chị cả trong nhà, mặc dù chỉ hơn Việt có một tuổi nhưng Chiến là một người con gái rất đảm đang, tháo vát, tính toán thu xếp công việc gia đình gọn gàng, hợp tình, hợp lí. Ta thấy ở Chiến có nhiều điểm giống mẹ, chính vì vậy mỗi việc Chiến làm, mỗi lời Chiến nói làm cho Việt ngỡ

như là má vậy. Có lúc Việt phải thốt lên “giống hệt như má vậy”. Tuy mang trong mình lí tưởng lớn,

những hành động mạnh mẽ nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, Chiến vẫn có những nét yểu điệu của một người con gái. Hình ảnh Chiến ngoài chiến trường với chiếc gương soi là cả một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Nhân vật Chiến mang vẻ đẹp riêng của người con gái Nam Bộ: kiên cường anh dũng nhưng vẫn ngọt ngào và đầy nữ tính. Việt là nhân vật trung tâm của tác phẩm, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn chọn nhân vật này làm điểm nhìn cho toàn tác phẩm. Để làm rõ hơn tính cách, phẩm chất của Việt, nhà văn đã xây dựng Việt với những nét riêng đầy cá tính. Cũng là cách xung phong đi lính, nhưng cái cách tranh dành “xuất” ra chiến trường của Việt khác với chị Chiến. Khi chị Chiến nói tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏở nhà qua năm hãy đi thì Việt đãđá trái dừa rụng dưới chân đánh đùng, rồi

nói “Bộ mình chị biết đi trả thù à?”. Xây dựng nhân vật Chiến và Việt có những nét tâm lí, cá tính

khác nhau, nhà văn càng nhấn mạnh và tô điểm thêm vẻ đẹp cho mỗi nhân vật. III. KHÁI QUÁT

Với nghệ thuật trần thuật, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công nhân vật... Những phẩm chất của nhân vật …: căm thù giặc, kiên cường bất khuất trước kẻ thù và có tình yêu thương sâu nặng với quê hương đất nước, với con người, chính là sự thừa hưởng và phát huy truyền thống của gia đình người nông dân Nam Bộ. Nếu như gia đình Chiến và Việt là một dòng sông truyền thống, thì Chiến và Việt được xem như một khúc sông trong trẻo nhất trong dòng sông truyền thống ấy.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)