Khái quát về người đàn bà hàng chài.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 28 - 30)

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM

a. Khái quát về người đàn bà hàng chài.

Đây là người đàn bà xấu, làm nghề chài lưới, gia đình đông con, nghèo lại lấy phải một người chồng vũ phu. Việc đặt nhân vật người đàn bà trong một hoàn cảnh đặc biệt, éo le ấy, nhà văn có cơ hội để làm ngời lên những phẩm chất tốt đẹp của chị ta. Đó là một người vợ nhân hậu, bao dung, độ lượng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, một người mẹ nhất mực thương yêu con, một người phụ nữ ít

Giáo viên chuyên luyện thi môn Văn Minh Hương - 0984772335

29

”, cũng có khi gọi là“mụ” hay là“chị ta”. Cách đặt tên như thế phần nào đã thể hiện được tính điển

hình của nhân vật. Chị ta trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Với dáng vẻ của người đàn bà này, ta thấy toát lên một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, đói nghèo. Để làm nổi bật vẻ đẹp của người đàn bà này, nhà văn đã đặt chị ta trong các mối quan hệ, trong cách cư xử của chị ta với chồng, với con, với xã hội.

b. Cảm nhận.

* Trước hết đó là một người đàn bà xấu nhưng có tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha.

Chị ta lấy phải anh chồng vũ phu, hễ cứ khổ là lôi vợ ra đánh. Lão đánh chị ta rất giã man, tàn

bạo. Trân đòn mà nghệ sĩ Phùng chứng kiến diễn ra thật là khủng khiếp: “Lão rút trong người ra một

chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa…chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng

cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Kèm theo những đòn roi, lão còn trút

lên đầu chị ta những lời nguyền rủa hết sức độc địa, tàn nhẫn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày

chết hết đi cho ông nhờ”. Lão đánh chị ta không phải một hai trận màđánh thành “cơm bữa” cứ“ba

ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Có lẽ ở trên đời này không còn một ông chồng nào lại

vũ phu hơn lão chồng của người đàn bà này! Đó chính là biểu hiện của hành động bạo lực gia đình. Đó là những kẻ đàn ông ích kỉ, độc ác, rất đáng bị lên án! Trước những đòn roi của người chồng vũ phu

ấy, người đàn bà này không hề kêu ca một nửa lời, chị ta “cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu ca

một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Khi toà xử cho chị ta li hôn thì chị ta cứ

khăng khăng một mực “Quý tòa bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ

”. Đọc đến đây, người đọc thấy xót thương cho người đàn bà này, nhưng cũng thật đáng trách chị ta

và cũng làm cho người đọc hết sức ngạc nhiên. Không những thế, chị ta còn tìm mọi cách để nói đỡ cho chồng. Chị ta còn tỏ ra rất hiểu và cảm thông cho người chồng độc ác của mình. Chị ta cho rằng anh chồng như là một ân nhân, là người mà chị ta phải chịu ơn, rằng chị ta lấy được anh như là một sự

may mắn. Chị ta còn nói “lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm,

không bao giờ đánh tôi”. Trong cách nói của chị ta thì anh chồng của chị xưa kia không phải là kẻ sở

khanh, độc ác mà lão ta vừa tốt bụng lại vừa hiền lành, sống có trách nhiệm, một cái nhìn đầy lòng vị

tha. Chị ta cho rằng bây giờ lão ta đánh chị chỉ vì quá khổ. Người đàn bà tâm sự: “Bất kể lúc nào thấy

khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu”. Với cách nghĩ như vậy

nên chị ta chịu để cho chồng đánh. Chị ta thông cảm cho chồng và như để chia sẻ nỗi khổ với chồng nên chị ta âm thầm chịu đựng, nhẫn nhục hi sinh. Chị ta còn cho rằng lão chính là chỗ dựa không thể

thiếu của chị: “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống

khi phong ba…”. Như vậy, vì cuộc sống mưu sinh đầy cam go của những kiếp người nơi “Đầu sóng

ngọn gió” mà người đàn bà ấy cần một chỗ dựa, chỗ dựa ấy chính là người đàn ông. Một sự cam chịu

nhẫn nhục, một sự can đảm như thế thật đáng để cho chúng ta cảm thông, chia sẻ. Như vậy, người đàn bà này tuy có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng lại là một tấm lòng vô cùng lớn lao, đó là tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu, bao dung, độ lượng, vị tha và giàu đức hi sinh.

* Chứng kiến câu chuyện của người đàn bà với P và Đ, người đọc còn vỡ lẽ ra rất nhiều điều. Bề ngoài đó là người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu trước chồng, nhưng ẩn chứa bên trong đó là một tình thương vô bờ với những đứa con.

Bị chồng đánh, khi các con lớn chị ta xin với chồng cho mình lên bờ rồi hãy đánh. Sợ thằng Phác làm điều gì dại dột đối với bố nó, chị đã phải gửi nó lên ở với bố mình. Bởi vì, chị ta hiểu được trong một gia đình bố mẹ có sự lục đục, cãi vã, đánh đập thì đáng thương nhất là những đứa trẻ. Khi bị chồng đánh chị ta không khóc, không đau đớn, không van xin nhưng khi thấy thằng Phác bị bố nó tát cho hai cái thì chị ta đã ôm chầm lấy nó, rồi chắp tay vái lấy vái để. Khi toà xử cho chị ta li hôn, chị ta kiên quyết không chịu, một phần vì trong nhà không thể thiếu người đàn ông ấy trong cuộc sống nơi

“đầu sóng ngọn gió”, nhưng một phần có lẽ hơn ai hết chị ta thấu hiểu được nỗi khổ, nỗi bất hạnh của

những đứa con có cha và mẹ li hôn. Chị ta muốn giữ cho trọn vẹn cái gia đình này để cho các con của chị ta có cả cha lẫn mẹ. Cho dù đây đó có những sứt mẻ chưa hoàn thiện. Thật là một cách ứng xử đầy tính nhân văn! Người đàn bà này còn hiểu được thiên chức, bổn phận, trách nhiệm của người đàn bà là đẻ con và nuôi con. Chính vì vậy mà trong nỗi khổ triền miên ấy, chị vẫn chắt lọc được những niềm

Giáo viên chuyên luyện thi môn Văn Minh Hương - 0984772335

30

ăn no”. Như vậy, niềm vui, niềm hp cũng như nỗi buồn của người đàn bà này đã đặt hết vào những

đứa con. Tấm lòng nhất mực thương con của người đàn bà này là biểu tượng của tình mẫu tử của biết bao người mẹ VN.

* Ấn tượng mà người đàn bà này gieo vào lòng người đọc không chỉ là con người khá đặc biệt: một con người quê mùa, thất học nhưng có một cách sống làm thức tỉnh lòng người. Đối diện với người đàn bà làng biển, nghe những lời giãi bày, nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu hiểu ra những điều thật lớn lao, sâu sắc của cuộc sống, của con người. Những điều mà nếu như những người nếu chỉ

sống hời hợt, nhìn thoáng qua thì không thể nào hiểu nổi. Đã có lúc cả hai đều thốt lên: “Không thể

nào hiểu được! Không thể nào hiểu được!” Nhưng khi nghe những lời tâm sự của chị ta về cuộc đời,

về số phận, về những suy nghĩ của chị ta, những cái chị ta cần…thì cả hai đều vỡ lẽ. Chị ta không hề cam chịu một cách vô lí mà đằng sau hàng loạt những cái vô lí ấy lại là những cái có lí riêng của chị ta. Câu chuyện và những lí lẽ của người đàn bà đã thức tỉnh chánh án Đẩu. Anh nhận ra những nghịch lí của đời sống mà con người buộc phải chấp nhận. Và thấy rằng lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Pháp luật là cần thiết nhưng phải có giải pháp thiết thực mới có thể giúp cho con người thoát khỏi khổ đau, tăm tối. Nghệ sĩ Phùng cũng như Đẩu, anh bị bất ngờ trước thái độ lạ lùng của người đàn bà. Anh đã bừng tỉnh hiểu ra mối quan hệ giữa con người và cái đẹp. Cái đẹp không dễ gì nắm bắt, cái đẹp không chỉ thể hiện ở bề ngoài mà cái đẹp thường tiềm ẩn bên trong. Như vậy đằng sau một người phụ nữ ít học, quê mùa nhưng lại am hiểu lẽ đời và có cách sống làm thức tỉnh lòng người.

c. Kết luận.

Đến với “Chiếc thuyền ngoài xa” ta thấy Nguyễn Minh Châu không chỉ thành công trong việc

xây dựng tình huống truyện độc đáo mà ông còn rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Người đàn bà mà Nguyễn Minh Châu khắc hoạ không chỉ nổi bật ở những đặc điểm về số phận, tính cách, phẩm chất mà điều quan trọng nhất là thông qua người đàn bà này nhà văn đã mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều và cần phát hiện ra bản chất thật sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 28 - 30)