Phân tích tình huống truyện * Nhận thức của nhân vật Phùng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 32 - 34)

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM

a. Phân tích tình huống truyện * Nhận thức của nhân vật Phùng.

* Nhận thức của nhân vật Phùng.

- Phùng (nhân vật “tôi”) là người lính trở về sau chiến tranh, anh làm nghệ sĩ nhiếp ảnh. Theo

yêu cầu của trưởng phòng, P đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh phong cảnh biển buổi sáng có sương mù (bức ảnh tĩnh vật hoàn toàn) để đưa vào bộ lịch nghệ thuật. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án huyện. P đã đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Phùng đã phục kích gần một tuần lễ mà anh vẫn chưa tìm được một bức ảnh nào ưng ý. Đến một buổi sáng anh bất ngờ phát hiện và chụp được

một cảnh mà anh cho là: “Suốt một đời cầm máy chưa bao giờ tôi thấy được một cảnh đắt trời cho

như vậy”. Đó là cảnh một chiếc thuyền nhìn từ xa, mờ nhoè trong bầu sương mù trắng như sữa có pha

đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Trên cái mui khum khum của con thuyền có vài bóng người lớn lẫn trẻ nhỏ ngồi im phăng phắc đang hướng mặt vào bờ. Tất cả cảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới và toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp

thực đơn giản và toàn bích, khiến cho P thực sự thoả mãn và anh cứ ngỡ mình “vừa khám phá thấy

cái chân lí của sự toàn thiện”. Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh ấy đã mang đến cho anh cái “khoảnh

khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình”. Bằng những chi tiết rất cụ thể, đoạn văn mở đầu tác phẩm

đã thể hiện niềm đam mê cái đẹp của nghệ sĩ, của một con người rất có ý thức, trách nhiệm về nghề nghiệp mà mình đã chọn.

- Điều đáng nói hơn cả là, khi chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, anh bắt đầu nhận ra một sự thực trần trụi, khắc nghiệt, đó là nạn bạo lực gia đình diễn ra ngay trên con thuyền kia: Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền lội qua một quãng bờ phá họ đi đến chiếc xe

tăng hỏng. Người chồng “rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưachẳng nói

chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng

người đàn bà”. Kèm theo những đòn roi, lão còn trút lên đầu chị vợ những lời nguyền rủa hết sức độc

địa, tàn nhẫn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Lão đánh chị ta không

chỉ một trận, hai trận mà đánh như cơm bữa, thành quy luật quy luật “Cứ ba ngày một trận nhẹ, năm

ngày một trận nặng”. Vậy mà người đàn bà vẫn một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không kêu ca, không

chống trả cũng không bỏ chạy. Giữa lúc đó anh lại chứng kiến cảnh đứa con của hai vợ chồng này lao tới ngăn bố với một thái độ căm thù, thậm chí nó còn vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của bố nó. Cảnh tượng đó làm cho anh hết sức kinh ngạc, đến mức trong mấy phút đầu anh cứ há mồm ra mà nhìn. Những ngày sau cảnh đó lại tiếp diễn. Có lúc quá bất bình, Phùng đã lao vào đánh nhau với lão chồng vũ phu độc ác để bảo vệ cho chị ta.

=> Chứng kiến tất cả cảnh tượng ấy, trong anh trào lên một cảm xúc ngỡ ngàng. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ ấy là biết bao ngang trái, nghịch lí của đời thường. Và anh chợt nhận ra sự vênh lệch giữa cái đẹp ngoại cảnh và số phận cực nhọc của con người sống giữa cái ngoại cảnh thơ mộng ấy. Từ đó Phùng nhận thức ra, cái đẹp của ngoại cảnh có khi che lấp cái xấu của đời sống hiện thực.

- Chính những nghịch lí ấy đã làm cho nghệ sĩ Phùng tò mò và anh muốn ở lâu thêm chút nữa để tìm hiểu sâu hơn về cái gia đình này, về con người và cuộc sống của họ. Thế là lại một nghịch lí

Giáo viên chuyên luyện thi môn Văn Minh Hương - 0984772335

33

nữa được phát hiện, đó là: chính những cái xấu, cái nhức nhối của gia đình này đã làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình thuyền chài này.

+ Người chồng: Nếu nhìn bề ngoài thì chồng của người đàn bà hàng chài thật đáng trách và đáng lên án. Anh ta tự cho mình cái quyền được hành hạ vợ, vì anh ta nghĩ rằng người vợ chính là nguyên nhân dẫn đến cái khổ cho anh ta. Thực ra anh ta cũng có thể giải thoát nỗi khổ ấy của mình bằng việc bỏ vợ bỏ con sống một mình hoặc đi tìm cuộc sống khác tốt đẹp hơn cho anh ta, trot bỏ gánh nặng gia đình. Nhưng anh ta không làm vậy, dù khổ anh ta vẫn gắn bó với gia đình, với vợ con, vẫn chịu khổ để làm lụng nuôi vợ, nuôi con. Đó chình là ý thức trách nhiệm của người chồng, người cha, cái mà trong xã hội hiện nay vẫn còn một số không ít người đã không ý thức được điều đó. Hoặc ngay như khi ăn nằm trước hôn nhân với người đàn bà hàng chài để chị ta mang thai, anh ta cũng có thể “bỏ của chạy lấy người”, nhưng anh ta vẫn chấp nhận lấy người đàn bà “nhẹ dạ cả tin” và rất xấu ấy làm vợ. Đó là một con người có trách nhiệm trước việc làm, dù sai trái của mình.

+ Người vợ: Với người vợ, trước những đòn roi của người chồng vũ phu ấy, người đàn bà này

không hề kêu ca một nửa lời, chị ta “cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu ca một tiếng, không chống

trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Khi toà xử cho chị ta li hôn thì chị ta kiên quyết không li hôn.

Người đọc thấy chị ta thật đáng thương nhưng cũng thật đáng trách. Chị ta sao lại có thể cam chịu, nhẫn nhục và nhu nhược đến như vậy. Nhưng đi sâu tìm hiểu tác phẩm, nhất là đoạn đối thoại giữa người đàn bà với nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu tại toà án, chúng ta lại thấy đằng sau cái vẻ bề ngoài cam chịu, nhẫn nhục kia lại là cả một con người bản lĩnh, cứng cỏi, có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, có tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha và hi sinh sâu sắc. Nghe những lời tâm sự của chị ta trước tòa, người đọc không khỏi xúc động, cảm phục. Chị ta kể, từ nhỏ chị ta xấu, mặt lại rỗ sau một bận lên đậu mùa vì vậy trong phố không ai lấy, một anh con trai hàng chài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới, rồi

họ có mang với nhau và lấy nhau, người đó chính là chồng chị ta bây giờ. Chị ta nói “lão chồng tôi khi

ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh tôi”. Trong cách nói của chị

ta thì anh chồng của chị xưa kia không phải là kẻ sở khanh, độc ác mà lão ta vừa tốt bụng lại vừa hiền lành, sống có trách nhiệm. Chị ta coi anh chồng như là một ân nhân, là người mà chị ta phải chịu ơn, rằng chị ta lấy được anh như là một sự may mắn, thật là một cái nhìn đầy lòng vị tha. Người đàn bà

còn tâm sự: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống

rượu”. Như vậy, nghĩa là theo chị ta do cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh với bao nhiêu lo toan

cực nhọc đã biến anh con trai “cục nhưng hiền lành” thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông

độc ác, cứ khi nào thấy khổ là đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút nỗi buồn phiền. Với cách nghĩ như vậy nên chị ta chịu để cho chồng đánh. Chị ta thông cảm cho chồng và như để chia sẻ nỗi khổ với chồng nên chị ta âm thầm chịu đựng, nhẫn nhục hi sinh -> Một sự can đảm đến cứng cỏi. Chị

ta còn cho rằng lão chính là chỗ dựa không thể thiếu của chị: “Chưa bao giờ các chú biết ntn là nỗi vất

vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng

tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống lúc phong ba…”. Như vậy, vì cuộc sống mưu sinh đầy

cam go của những kiếp người nơi “Đầu sóng ngọn gió” mà người đàn bà ấy cần một chỗ dựa, chỗ dựa

ấy chính là người đàn ông, là chồng của chị ta. Và phải chăng đây cũng chính là nguyên nhân khiến chị ta cam chịu, nhẫn nhục. Một sự đánh đổi, một sự hi sinh thật đáng để cho chúng ta trân trọng, cảm thông, chia sẻ. Với suy nghĩ đó của người đàn bà, nhà văn đã đưa ra một triết lí: cuộc sống đầy cay đắng và nhọc nhằn, để được một điều gì đó con người phải chấp nhận sự đánh đổi, phải biết hi sinh. Nếu như với chồng, chị ta là một người vợ có tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu, bao dung, độ lượng, vị tha và giàu đức hi sinh. Thì với con, chị ta là một người mẹ nhất mực yêu thương và hi sinh. Bị chồng đánh, khi các con lớn chị ta xin với chồng cho mình lên bờ rồi hãy đánh. Sợ thằng Phác làm điều gì dại dột đối với bố nó, chị đã phải gửi nó lên ở với bố mình. Bởi vì, chị ta hiểu được trong một gia đình bố mẹ có sự lục đục, cãi vã, đánh đập thì tội nhất là những đứa trẻ. Bị chồng đánh chị ta không khóc, không đau đớn, không van xin nhưng khi thấy thằng Phác xông vào giằng chiếc thắt lưng từ tay bố nó, vung chiếc khoá sắt vào khuôn ngực trần vãm vỡ của bố nó, bị bố nó tát cho hai cái khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát thì chị ta đã ôm chầm lấy nó, rồi thả nó ra, chắp tay vái lấy vái để. Khi nhìn thấy ánh mắt của thắng Phác như một viên đạn bắn vào người đàn ông – vào bố nó thì chị cảm thấy

như nó đang xuyên qua tâm hồn mình, làm tan nát cõi lòng và “Làm rỏ những dòng nước mắt”. Đó là

Giáo viên chuyên luyện thi môn Văn Minh Hương - 0984772335

34

đẩy con vào nông nỗi này…giọt nước mắt đã nâng cao vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của người đàn bà này. Khi toà xử cho chị ta li hôn, chị ta kiên quyết không chịu, một phần vì trong nhà không thể thiếu

người đàn ông ấy trong cuộc sống nơi “đầu sóng ngọn gió”, nhưng một phần có lẽ hơn ai hết chị ta

thấu hiểu được nỗi khổ, nỗi bất hạnh của những đứa con có cha và mẹ li hôn. Theo chị ta, một gia đình hạnh phúc phải là một gia đình có đầy đủ các thành viên, cho dù đây đó có những sứt mẻ chưa hoàn thiện. Thật là một cách ứng xử đầy tính nhân văn! và ẩn sau đó là cả một khát vọng hạnh phúc bình dị mà lớn lao. Trong nỗi khổ triền miên ấy, chị vẫn chắt lọc được những niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ

nhoi từ những đứa con “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no. Tấm lòng nhất

mực thương con của người đàn bà này là biểu tượng của tình mẫu tử của biết bao người mẹ VN.

=> Phát hiện ra những vẻ đẹp bị hoàn cảnh che lấp ấy đã làm cho Phùng thức tỉnh. Anh nhận

ra rằng, để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn một cách đơn giản. Cái đẹp luôn tiềm ẩn đòi

hỏi người nghệ sĩ phải có sự tìm tòi, sáng tạo, phải có sự nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn.

* Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ thông qua nhân vật Đẩu

Việc xây dựng được một tình huống truyện độc đáo đã giúp cho nghệ sĩ Phùng nhận thức được nhiều điều về nghệ thuật, thì đối với chánh án Đẩu – vị bao công của cái phố huyện vùng biển này khi chứng kiến cảnh tượng của gia đình thuyền chài, Đẩu cũng nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống, trong công việc.

- Cũng như Phùng, Đẩu rất ngạc nhiên và thương xót cho người đàn bà hàng chài. Với người nắm cán cân công lí, Đẩu tin vào sự công bằng của Pháp luật và lòng tốt cũng như thiện chí của cá nhân anh, sẽ làm thay đổi số phận người đàn bà làng chài đau khổ kia. Anh đã mời người chồng của chị ta tới giáo dục răn đe nhiều lần nhưng không có kết quả. Với tư cách là thẩm phán huyện, anh đã cho mời người đàn bà tới và khuyên chị ta li hôn để thoát khỏi cảnh bị đánh đập, hành hạ, ngược đãi.

Anh nói “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặngChị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ

phu ấy đâu!”. Từ trong sâu thẳm của lòng nhân ái, Đẩu muốn giải thoát cho người phụ nữ này khỏi

đau khổ và anh tin rằng giải pháp mình chọn cho chị ta là đúng đắn. Nhưng mọi lí lẽ của anh, lòng tốt

của anh đều bị người đàn bà bác bỏ. Chị ta nói “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được,

đừng bắt con bỏ nó”. Chị ta cho rằng: “Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn

cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Tất cả điều đó đã

làm cho Đẩu thấy hết sức vô lí, và anh đã phải thốt lên “Không thể nào hiểu nổi, không…”. Thế rồi

nghe chị ta kể về cuộc đời của mình, nói về những cái mà chị ta cần có: “Đám đàn bà hàng chài ở

thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba để cùng làm ăn nuôi nấng

đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa…”. Tất cả những lời chị ta tâm sự đã làm cho Đẩu

trút một tiếng thở dài đầy chua chát” và anh hiểu ra cái có lí riêng của người đàn bà này. Sống trong

hoàn cảnh đông con mà cuộc sống trên mặt nước đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo, gạo tiền lại

không lúc nào buông tha, chị ta không còn có cách lựa chọn nào tốt hơn. Thế là “Một cái gì vừa mới

vỡ ra trong đầu vị bao công của cái phố huyện vùng biển”. Đẩu đã hiểu ra, đằng sau cái vô lí kia lại là

cái có lí, đằng sau cái tưởng chừng như đơn giản lại chứa chất nhiều cái phức tạp và cuộc sống thật đa dạng, không phải bao giờ cũng tuân theo sự sắp đặt và ý muốn chủ quan của con người. Muốn con người thoát khỏi sự đau khổ tối tăm, độc ác cần có giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí

và cái lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. Nghĩa là muốn giải quyết những vấn đề của cuộc

sống, không chỉ dựa vào ý kiến chủ quan, vào pháp luật hoặc kiến thức sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực hơn, “Thấu tình đạt lí” hơn.

c. Kết luận.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo: tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống, vừa bất ngờ, vừa hấp dẫn, vừa có ý nghĩa xã hội thật sâu sắc, mới mẻ, thể hiện rõ tài năng sáng tạo của NMC. Với tình huống truyện, nhà văn đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo với cuộc sống và con người. Thông qua tình huống truyện trong tác phẩm, nhà văn còn mang tới chúng ta một bức thông điệp: muốn giải phóng con người khỏi đau khổ, phụ nữ khỏi nạn bạo hành gia đình, phải tìm cách nâng cao đời sống chung. Phải nâng cao dân trí, đem lại cho con người một cuộc sống ấm no về vật chất, quan hệ dân chủ, bình đẳng về tinh thần. Việc xây dựng được

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)