Phân tích/ Cảm nhận.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 30 - 31)

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM

b. Phân tích/ Cảm nhận.

* Nghệ sĩ Phùng – một người nghệ sĩ yêu nghề, say mê cái đẹp, có trách nhiệm với cuộc đời, với nghề nghiệp của mình.

-> Điều này được thể hiện trong lần phát hiện thứ nhất.

- Theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Phùng đã tới vùng biển miền Trung cách xa Hà Nội khoảng 600km. Đây là nơi chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống Mĩ. Thực ra nếu chỉ để chụp một tấm ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù thì anh có thể chọn bất kể nới nào gần hơn….nhưng anh đã chọn cái nơi mà mình đã từng đi qua trong những năm gian khổ của cuộc kháng chiến, phải chăng anh muốn tìm lại chính mình, tìm lại mảnh đất đã từng gắn bó với anh một thời máu lửa để chứng kiến những đổi thay của nó, để tìm lại những người bạn một thời vào sinh ra tử với mình. Như vậy có thể nói Phùng đi tới đây không phải chỉ vì công việc mà còn vì trách nhiệm với cuộc đời, vì khát khao khám phá.

- Chỉ để chụp một tấm ảnh thôi mà anh đã mất gần một tuần lễ tìm kiếm. Qua 4 lần lựa chọn

và cho đến lần thứ 5 anh mới phát hiện ra:“Một chiếc thuyền vó lưới mà tôi đoán là trong nhóm đánh

cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”. Đây là cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình

minh. Thực ra để chụp một bức ảnh có cảnh thuyền vào buổi sáng sương mù thì bao giờ chẳng có. Thế nhưng với Phùng nghệ thuật đích thực không phải chỉ để có, mà quan trọng là nó nói lên điều gì. Bởi vì anh hiểu được rằng “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó chính là một người nghệ sĩ say mê với công việc, rất có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình, một con người khát khao sáng tạo, không tự

Giáo viên chuyên luyện thi môn Văn Minh Hương - 0984772335

31

bằng lòng với chính mình.

- Khoảnh khắc phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạo vật, của con người: “Mũi thuyền in một

nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bòng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum

đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới …” tâm trạng người nghệ

vô cùng sung sướng, xúc động. Anh đã gọi đó là “một vẻ đẹp toàn bích” để rồi “đứng trước nó tôi trở

nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính

mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn … Cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh

vừa mang lại.”. Nếu không có một tình yêu say đắm với cái đẹp, với nghệ thuật, con người ta không

thể có những giây phút thăng hoa tâm hồn như thế. Tâm trạng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã cho chúng ta thấy thế nào là sự xúc động chân thành. Đồng thời nó cũng diễn tả sinh động sức truyền cảm, giao cảm, giao hoà kì diệu của cái đẹp. Cái đẹp làm cho tâm hồn con người thăng hoa, đem đến cho con người niềm vui chính đáng. Nhưng để có được trạng thái xúc cảm đó thì con người cần phải có tâm hồn mẫn cảm (nhạy bén, nhạy cảm), tha thiết với cái đẹp.

=> Nhân vật Phùng quả là một người nghệ sĩ say mê, tâm huyết với nghề, tha thiết với cáI đẹp và nghiêm túc trong công việc…..

* Nghệ sĩ Phùng không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người tốt bụng, có lòng đồng cảm với mọi người, mang những đức tính của một người chiến sĩ.

-> Điều này được thể hiện qua phát hiện thứ hai của anh.

- Khi chiếc thuyền đẹp như mơ kia đâm thẳng vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến cảnh: hai vợ chồng người thuyền chài bước lên, họ đưa nhau vào cạnh chiếc xe rà phá mìn, người chồng đã rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng

người vợ. Không chỉ có đánh, lão chồng vũ phu ấy còn nguyền rủa chị ta rất độc địa "mày chết đi cho

ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". Người vợ thì cam chịu, nhẫn nhục, không chống trả,

không bỏ chạy cũng không van xin. Cảnh tượng ấy đã khiến cho Phùng vô cùng “kinh ngạc”, tới mức “trong mấy phút tôi cứ đứng há mồn ra mà nhìn”. Và ngay sau đó anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Dù chưa giúp gì cho người đàn bà kia, nhưng hành động đó của Phùng chính là hành động xuất phát từ tình thương yêu con người và trách nhiệm của anh trước cuộc đời. Đó là hành động ngăn chặn cái xấu xa, tàn ác, bênh vực, bảo vệ cho kẻ yếu.

- Ba hôm sau Phùng lại chứng kiến cảnh tượng ấy, không thể chịu đựng hơn được, anh đã xông ra buộc lão đàn ông kia phải chấm hành động độc ác của mình. Lào đàn ông đánh trả, anh bị thương và phải đưa vào trạm y tế của tòa án huyện. Một lần nữa cho thấy ở Phùng là một con người luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán, ngăn chặn những điều xấu, điều ác. Đó cũng chính là đức tính của một người chiến sĩ.

* Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người luôn hoàn thiện bản thân, không bảo thủ, chấp nhận thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp hơn cho nghệ thuật, cho cuộc đời.

Ngay từ ban đầu, khi chụp được "cảnh đắt trời cho", anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới. Anh nhận thức được, phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện hơn. Nghệ thuật không chỉ bắt nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống. Triết lý mà Phùng nhận ra cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm.

c. Tiểu kết

Với tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, cách khắc họa nhân vật , xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo .. tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Phùng. Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu. Anh vừa là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự việc với nhau, và cũng là nhân vật thể hiện thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nhân vật Phùng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn xuôi 12 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)