L ỜI CẢ M TẠ
3.2.2. Giai đoạn 60 ngày sau sạ
Hình 3.2.Hàm lượng lân hữu dụng (mg P2O5-P/kg) giai đoạn 60 ngày sau sạ của vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg
P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5), Trong cùng một hình, có các chữ cái khác nhau thì khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 5 % (*); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định
Tukey-MiniTab 16.
Giai đoạn 60 ngày sau khi sạ là giai đoạn lân ổn định, cây lúa hấp thu đủ dưỡng chất, lượng lân bón vào có thểđã chuyển hóa gần hết thành dạng hữu dụng cho cây. Qua Hình 3.2, tương tự với giai đoạn 30 ngày sau khi sạ, hàm lượng lân hữu dụng giữa các mức độ bón lân không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong các vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013 và Thu Đông 2013. VụĐông Xuân 2013, ở các mức bón lân có hàm lượng lân hữu dụng thấp hơn so với Đông Xuân 2014, điều này có thể do Đông Xuân 2013 bị xâm nhập mặn, độ mặn cao trên 4 mS/cm. Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2009), EC > 4 mS/cm có ảnh hưởng đến lượng lân bón vào đất và có thể giảm độ hữu dụng của lân trong đất. Vụ Đông Xuân 2014, hàm lượng lân hữu dụng ở mức bón 60kg P2O5cao hơn so với mức bón 20kg P2O5 và không bón lân, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Do tập quán bón nhiều phân lân qua nhiều vụ
canh tác, vì vậy khả năng lượng lân hữu dụng trong đất được tích lũy, dẫn đến 3 vụ
lúa liên tiếp hàm lượng lân hữu dụng giữa các mức độ bón lân biến động không
đáng kể (Hình 3.2). Qua thời gian dài bón giảm lân và có thể lượng lân hữu dụng
19
biến động rõ rệt nhất giữa mức bón đầy đủ và mức bón giảm lân (20kg P2O5, 0kg P2O5).