Thời điểm thu hoạch

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại ấp láng giài huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu (Trang 33)

L ỜI CẢ M TẠ

3.2.3. Thời điểm thu hoạch

Hình 3.3. Hàm lượng lân hữu dụng (mg P2O5-P/kg) thời điểm thu hoạch của vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5), Trong cùng một hình, có các chữ cái khác nhau thì khác biệt

thống kê ở mức ý nghĩa 5 % (*); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định

Tukey-MiniTab 16.

Kết quả Hình 3.3 cho thấy, tương tự với giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ hàm

lượng lân hữu dụng giữa các nghiệm thức ở vụ Đông Xuân 2013 và Hè Thu 2013

không có sự khác biệt. Tuy nhiên, vụ Thu Đông 2013 ở nghiệm thức không bón lân thấp hơn so với nghiệm thức bón 60kg P2O5, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời

điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2014 cũng tương tựgiai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ, có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón giảm lân (20kg P2O5, 0kg P2O5) và bón 60kg P2O5. Hai vụĐông Xuân liên tiếp hàm lượng lân hữu dụng tăng cao ở nghiệm thức bón 60kg P2O5. Điều này cho thấy, việc bón nhiều phân lân vào đất có thể dẫn

đến lưu tồn lân cao (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Cũng có thểdo lưu tồn lân, nên hàm

lượng lân hữu dụng giữa các mức bón giảm và bón đầy đủ tương đương nhau ở vụ Đông Xuân 2013 và Hè Thu 2013. VụThu Đông 2013 giữa các mức độ bón lân có

pH đất < 5,5, ở giá trị pH này có thể lân bị cầm giữ do phản ứng với Fe, Al nên làm giảm độ hữu dụng của lân trong đất. Tương tự vụ Thu Đông 2013, vụ Đông Xuân

20

2014 ở nghiệm thức không bón lân có pH đất thấp dưới 5,5. Ngoài ra, qua thời gian dài bón giảm lân hàm lượng lân hữu dụng trong đất sẽít đi so với bón đầy đủ.

Nhìn chung qua 4 vụ lúa, hàm lượng lân hữu dụng giữa các nghiệm thức được thể hiện rõ và có khảnăng biến động nhiều nhất qua 3 giai đoạn trên. Bắt đầu từ vụ

lúa thứ 7 (Đông Xuân 2014), việc không bón lân hoặc bón 20kg P2O5 trong nhiều vụ canh tác ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất. Ở mức bón 60kg P2O5,hàm lượng lân hữu dụng cao hơn so với các mức bón giảm phân lân (20kg P2O5, 0kg P2O5) và có khuynh hướng tăng cao từ Đông Xuân 2013 đến Đông

Xuân 2014.

3.3. Ảnh hưởng của việc bón giảm thiểu phân lân đến lân hấp thu trong cây 3.3.1. Hàm lượng lân hấp thu trong rơm tại thời điểm thu hoạch

Hình 3.4.Hàm lượng lân hấp thu (%P2O5) trong rơm vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu

2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Qua 4 vụ lúa liên tiếp, hàm lượng lân hấp thu trong rơm giữa các mức bón lân không có sự khác biệt. Vụ Đông Xuân 2014 ở các mức bón lân có hàm lượng lân hấp thu cao hơn so với vụ Đông Xuân 2013 nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy, hàm lượng lân hữu dụng trong đất vẫn đủ đáp ứng cho cây lúa, khi bón thêm

21

thể cây lúa hấp thu lân đến một giới hạn nào đó sẽngưng hấp thu, dù bón giảm hay không bón lân cũng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng lân hấp thu trong cây. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quyên (2010), tác giả cho rằng việc bón phân lân cao liên tục trong suốt quá trình canh tác có thể không làm

tăng khả năng hấp thu lân của cây trồng mà còn làm tích lũy lân trong đất gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân đối chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng và giảm hiệu quả kinh tế.

3.3.2. Hàm lượng lân hấp thu trong hạt tại thời điểm thu hoạch

Hình 3.5. Hàm lượng lân hấp thu (%P2O5) trong hạt vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu

2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng lân hấp thu trong hạt qua 4 vụ lúa liên tiếp không có khác biệt giữa các mức độ bón lân. Theo kết quả nghiên cứu ởĐồng bằng sông Cửu Long, cây trồng có đáp ứng đối với lân bón vào đất khi lân trong dung dịch đất thấp hơn 0,1-0,2 ppm (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Kết quả Hình 3.1, 3.2 và 3.3 cho thấy, hàm lượng lân hữu dụng trong đất qua 4 vụ lúa ở các mức bón

lân đều cao hơn giới hạn trên (0,1-0,2 ppm), nên phân lân được bón vào đất không

có đáp ứng đối với cây lúa, dẫn đến lân hấp thu trong hạt ở các mức độ bón lân khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

22

hấp thu trong rơm và trong hạt, sự đáp ứng của cây lúa phụ thuộc vào hàm lượng lân trong dung dịch đất. Nếu hàm lượng lân trong dung dịch đất quá cao, cây trồng sẽkhông có đáp ứng lân, do đó việc bón phân sẽkhông đạt hiệu quả.

3.4. Ảnh hưởng của bón giảm thiểu lân đến sinh trưởng của lúa 3.4.1. Chiều cao giai đoạn 30 và 60 ngày sau khi sạ

Hình 3.6. Chiều cao cây lúa ở giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ vụ Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Kết quả Hình 3.6, chiều cao cây lúa ở giai đoạn 30 ngày sau sạ giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất ở giai đoạn 30 ngày sau sạ đạt khá cao dao động từ 15,1-27,5mg P/kg (Hình 3.1) do

đó việc bón giảm phân lân không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây lúa, và có thể là nguyên nhân làm cho chiều cao cây lúa không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hơn

nữa, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi ở vụĐông Xuân có thể là yếu tố làm cho chiều cao cây không khác biệt giữa các nghiệm thức không bón và có bón lân (Lữ Minh Tuấn, 1982). Chiều cao cây lúa, ởgiai đoạn 60 ngày sau sạ, giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất ởgiai đoạn 60 ngày sau sạ đạt từ trung bình đến cao dao động từ 14,8-24,9mg P/kg (Hình 3.2), có thể là nguyên nhân làm cho chiều cao cây lúa giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Vì vậy, việc bón giảm phân lân không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cây lúa ởgiai đoạn này.

3.4.2. Số chồi giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ

Kết quả Hình 3.7 cho thấy, số chồi /0,25m2ở2 giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ, giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Số chồi ởgiai đoạn 30 ngày sau sạ dao động từ 250-281 chồi/0,25m2. Số chồi ở giai đoạn 60 ngày sau sạ dao

động từ 206-229 chồi/0,25m2. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất đạt từ trung bình

23

sạ (Hình 3,1 và 3.2) do hàm lượng lân hữu dụng trong đất còn cao nên việc bón giảm phân lân không ảnh hưởng đến khảnăng nở bụi, đâm chồi của lúa. Có thể là nguyên nhân làm cho số chồi giữa các nghiệm thức không bón và có bón lân, không khác biệt về mặt thống kê.

Hình 3.7. Số chồi của lúa ởgiai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ vụĐông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

3.5. Ảnh hưởng của bón giảm thiểu lân đến năng suất lúa 3.5.1. Thành phần năng suất

Bảng 3.2. Thành phần năng suất lúa vụĐông Xuân 2014

NT Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông TL 1000 hạt NSLT (tấn/ha) 0P 567,0 46,0 34,0 22,2 4,3 60P 528,0 47,0 36,0 22,3 4,2 40P 532,0 50,0 38,0 22,3 4,4 20P 530,0 52,0 39,0 21,6 4,4 F ns ns ns ns ns CV% 8,3 10,9 12,7 3,1 8,3

Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Qua Bảng 3.2, số bông giữa nghiệm thức bón 60kg P2O5 và các nghiệm thức bón giảm phân lân khác biệt không ý nghĩa thống kê. Vì số bông phụ thuộc rất nhiều vào sự nảy chồi của lúa (Trần Văn Thuận, 2001). Số chồi ởgiai đoạn 30 NSS và 60 NSS không khác biệt (Hình 3.7), đó có thể là nguyên nhân làm cho số bông giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt giữa các mức độ bón lân không khác biệt ý

24

nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, bón 60kg P2O5 hay bón giảm đến mức không bón lân thì hàm lượng lân hữu dụng trong đất vẫn có khảnăng cung cấp lân cho lúa.

Hơn nữa, đăc tính di truyền của giống lúa. Có thể là nguyên nhân làm cho các thành phần năng suất giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê (Lữ Minh Tuấn, 1982). Vì năng suất lý thuyết được hình thành chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 yếu tố số bông/m2, hạt chắc trên bông và trong lượng 1000 hạt, nên năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt về mặt thống kê.

3.5.2. Năng suất thực tế

Hình 3.8. Năng suất thực tế (tấn/ha) của vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu

Đông 2013 và Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5; ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất lúa thực tế giữa các nghiệm thức bón lân ở từng vụ khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực tế tăng từ vụ Đông Xuân 2013 đến Đông Xuân 2014. Ở vụ Đông Xuân 2013, năng

suất lúa đạt được rất thấp. Ở mức bón 40kg P2O5, năng suất đạt cao nhất (2,4 tấn/ha). Nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất lúa là do trong vụĐông Xuân 2013,

nguồn nước từkênh tưới bị xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến khảnăng nở bụi, trổ

và vào hạt của cây lúa. Qua những vụ tiếp theo, khi đã cải thiện được nguồn nước

tưới năng suất lúa đã tăng trở lại từ vụ Hè Thu 2013. Đến vụ Đông Xuân 2014, năng suất lúa đã tăng đến hơn 5 tấn/ha (5,2 tấn/ha), gấp đôi so với vụ Đông Xuân

25

2013. Do khảnăng lưu tồn lân vẫn còn đến vụĐông Xuân 2014, nên hàm lượng lân hữu dụng vẫn đủ cung cấp cho lúa. Vì vậy, năng suất giữa các mức bón lân khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, ở các mức bón giảm phân lân có khuynh hướng làm gia tăng thành

phần năng suất và năng suất lúa từ vụĐông Xuân 2013 đến Đông Xuân 2014. Năng

suất ở nghiệm thức bón 60kg P2O5 không đạt hiệu quả hơn so với các nghiệm thức bón giảm lân (40kg P2O5 và 20kg P2O5) và không bón lân.

26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

- Việc bón giảm phân lân ở mức bón 20kg P2O5 và không bón lân, hàm lượng lân hữu dụng trong đất khác biệt ý nghĩa với mức bón 60kg P2O5 và được thể hiện rõ nhất ở vụ lúa thứ 7 (Đông Xuân 2014).

- Hàm lượng lân hấp thu trong rơm và trong hạt không bị ảnh hưởng bởi các mức

độ bón giảm lân.

- Năng suất lúa ở các nghiệm thức bón giảm lân (40kg P2O5/ha và 20kg P2O5/ha) và không bón lân (0kg P2O5/ha) không khác biệt với năng suất lúa ở nghiệm thức bón 60kg P2O5/ha.

Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón giảm thiểu phân lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa.

- Khảo sát khảnăng phóng thích lân của đất cho cây trồng để cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lí phù hợp chất lân trong đất và cho việc nghiên cứu liều lượng phân bón hợp lí cho vùng trồng lúa ở tỉnh Bạc Liêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bajwa, M.I. 1980. Soil clay mineralogies in relation to fertility management; Effect of mineral composition on phosphorus fixation under conditions of Wetland rice culture. A terminal report submitted to IRRI. P: 80 -81.

Cahill S., Johson A., Osmond D., and Hardy. D. 2008. Response of corn and cotton to starter phosphorus on soil testing very high in phosphorus. Agronomy Journal 100: 537-542.

Debusk W.F., S.Newman, K.R.Reddy. 2001. Spatial-temporal patterns of soil phosphorus enrichment in Everglades water conservation area 2A. J Environ Qua 2001 Jul-Aug; 30(4): 1438-1446.

Đỗ Thị Thanh Ren. 1987. Characteristies of acid sulfat soil in Mekong Detta VietNam and their postestial for rice cultivation. IRRI.

Khan. D.J., Khan Q.U, Saif-Ur-Rehman and Ullah. S. 2010. Comparison of different models for phosphate adsorption in salt inherent soil series of Dera Ismail Khan. Soil and Environ 29(1):11-14.

Bùi Đình Dinh, Võ Minh Kha và Lê Văn Tiềm, 1993. Phân lân chậm tan-1 loại phân có liệu quảtrên đất và cây trồng. Trường Đại học Cần Thơ .

Đào Thế Tuấn. 1988. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Nhà xuất bản Khoa học kỹ

thuật.

Đặng Kiều Nhân. 1990. Đánh giá hiệu quả các dạng phân lân đối với năng suất lúa MTL58 và hiệu quảlưu tồn của các dạng phân lân trên đất phèn. Luân văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Đỗ Ánh. 2003. Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Đỗ Thị Thanh Ren, Trần Thành Lập, Ngô Ngọc Hưng, Võ Thi Gương, Trương Thị

Nga, Nguyễn Mỹ Hoa. 1992. Bón phân cho lúa trên loại đất phù sa ởĐBSCL.

Hội thảo khoa học ĐBSCL. Trường Đại học Cần Thơ.

Đỗ Thị Thanh Ren, H.U. Neue. 1993. Sự cốđịnh và phóng thích lân của một số loại

đất phèn ởĐồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, phần nông học. Trường Đại học Cần Thơ.

Đỗ Thị Thanh Ren. 1999. Bài giảng phì nhiêu đất và phân bón. Trường Đại học Cần

Thơ. Trang 70-83.

Giáo trình phì nhiêu đất. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Căn. 1978. Giáo trình Nông Hóa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 14-25.

Lê Văn Căn. 1985. Sử dụng phân lân Miền Nam. Nhà suất bản Nông Nghiệp. Trang 14-36.

Trần Văn Thuận và Trần Ngọc Văn. 2001. Ảnh hưởng của phân lân vô cơ và hỗn hợp phân hữu cơ-lân vô cơ đến năng suất lúa trên đất phèn tại Tri Tôn-An Giang vụ Đông Xuân 1999-2000 và Hè Thu 2000. Luận văn tốt nghiệp ngành Trồng trọt.Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Chí Thuộc, Trịnh Đình Toàn, Vũ Hữu Quý và Nguyễn Thị Hoàng Phương.

1974. Giáo trình trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đăng Nghĩa. 1994. Hiệu lực và khả năng cố định của phosphate trên đất

phèn Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khoa học đất 4/1994. Trang 61-68.

Nguyễn Tử Siêm. 1997. Bón phân đầy đủ và cân đối N - P - K để thâm canh cây trồng và sử dụng đất lâu bền. Nông nghiệp-Tài nguyên và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Trang 71-78.

Nguyễn Hoàng Anh Thư. 2008. Ảnh hưởng hàm lượng lân hữu dụng trong đất đến khảnăng hấp thu lân và đáp ứng sinh trưởng của bắp lai. Luận văn tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại ấp láng giài huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)